Họ là những người làm nông nghiệp và chăm sóc gia đình, nhưng đã không bỏ lỡ cơ hội kiếm thêm thu nhập từ du lịch. Đó là những nữ xe ôm ở ngã ba bản Hiêu, xã Cổ Lũng, huyện Bá Thước.
Quanh thác Hiêu thơ mộng nhiều hộ đồng bào người Thái đen từ nghèo khó đã biết vận dụng tiềm năng, lợi thế của thiên nhiên ban tặng để làm du lịch, phát triển kinh tế gắn với những mô hình nuôi con đặc sản vươn lên thoát nghèo.
Là xã vùng cao nằm ở phía Tây Bắc của huyện Bá Thước, được thiên nhiên ưu đãi với khí hậu nhiệt đới mát mẻ cùng cảnh quan núi rừng hùng vỹ, thơ mộng… đây là điều kiện thuận lợi để Thành Sơn phát triển du lịch sinh thái, góp phần xóa đói, giảm nghèo.
Sau thời gian 'đóng băng' do dịch COVID-19, những tháng cuối năm nhiều người đã chọn cho mình những chuyến du lịch dài ngày, trong đó có tour du lịch cộng đồng thác Hiêu (xã Cổ Lũng, huyện Bá Thước).
Nếu bạn là một người mê phượt, thích du lịch khám phá thì Pù Luông là một lựa chọn tuyệt vời, đem đến những trải nghiệm mới vô cùng thú vị.
VHĐS - Pù Luông được đánh giá là một trong những khu bảo tồn thiên nhiên có giá trị lớn về khoa học, kinh tế - xã hội và du lịch sinh thái - nơi có hệ sinh thái núi đá vôi thấp duy nhất ở miền Bắc nước ta, với những cánh rừng nguyên sinh hàng nghìn năm tuổi. Đây chính là 'đường băng' quan trọng để du lịch Pù Luông 'cất cánh' trong tương lai.
Chiều 18-2, Ban chỉ đạo Phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động du lịch năm 2020 và mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm năm 2021; nghe và cho ý kiến vào dự thảo Chương trình phát triển du lịch Thanh Hóa giai đoạn 2021 – 2021. Đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban chỉ đạo Phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa, chủ trì hội nghị.
Dệt thổ cẩm là nghề truyền thống lâu đời của phụ nữ các dân tộc miền núi. Theo thời gian, nghề dệt thổ cẩm đang mai một ở nhiều nơi và có nguy cơ mất hẳn. Là người luôn đam mê, trăn trở với sắc màu thổ cẩm, chị Hà Thị Dung, ở Phố Đòn, xã Lũng Niêm (Bá Thước) đã khôi phục thành công nghề dệt, tạo việc làm, thu nhập cho nhiều lao động nữ tại địa phương.
Pù Luông được ví như một Tây Bắc thu nhỏ của xứ Thanh bởi cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, là một trong những điểm du lịch hút khách bậc nhất tại địa phương này trong những năm qua nhờ có cảnh đẹp mê đắm lòng người.
Thời tiết nắng nóng khiến nhiều du khách trong và ngoài tỉnh Thanh Hóa tìm về biển, suối, thác… nơi có khí hậu mát mẻ để 'giải nhiệt' dịp cuối tuần.
Dựa trên nguồn tài nguyên để định hướng hay đặt ra các mục tiêu phát triển và dự kiến các con số tăng trưởng du lịch là việc dễ. Cái khó là bắt tay vào làm bằng quyết tâm cao nhất và những giải pháp cụ thể, thiết thực thì không phải địa phương nào cũng thành công. Trong thực trạng chung đó, Bá Thước đang nổi lên như một 'điểm sáng' trong phát triển du lịch sinh thái cộng đồng xứ Thanh, nhờ sự định hướng đúng đắn và những bước đi, cách làm du lịch phù hợp.
Cách trung tâm xã Văn Nho chưa đầy 10km, hang cá thần Văn Nho được xem là một trong những thắng cảnh nổi bật nhất của huyện Bá Thước. Vẻ đẹp thiên nhiên, dấu ấn lịch sử cùng những giai thoại truyền đời xung quanh hang cá này hứa hẹn đem đến cho du khách nhiều trải nghiệm thú vị và độc đáo.
Chiến lược phát triển du lịch Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 và quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Thanh Hóa đến năm 2020, đã xác định, huyện Bá Thước nằm trong tuyến, điểm du lịch quan trọng của tỉnh. Để có được vị trí này, bên cạnh nguồn tài nguyên du lịch phong phú, không thể phủ nhận, Bá Thước đang có được một lợi thế hơn hẳn các huyện miền núi. Đó là hệ thống hạ tầng giao thông tương đối thuận lợi, giúp kết nối địa phương với các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. Cụ thể, chạy qua địa bàn huyện có Quốc lộ 217 dài 43km và Quốc lộ 15A dài 18km. Hai trục giao thông quan trọng này vừa nối liền Bá Thước với các huyện miền núi phía Tây, trong đó, trung tâm là huyện Ngọc Lặc - đô thị trung tâm vùng miền núi phía Tây của tỉnh; vừa nối với các huyện đồng bằng, mà trọng điểm là TP Thanh Hóa, TP Sầm Sơn. Ngoài ra, từ Bá Thước cũng có thể di chuyển ra thủ đô Hà Nội, lên khu vực Tây Bắc và kết nối với nước bạn Lào.
Thác Hiêu ví như sợi chỉ bạc lấp lánh, ẩn hiện giữa cái sắc xanh trùng điệp của đại ngàn Pù Luông. Để rồi, cùng với cảnh sắc tự nhiên tươi đẹp và đời sống văn hóa, sinh hoạt đặc trưng của đồng bào Thái, nơi đây đã trở thành điểm du lịch sinh thái nghỉ dưỡng lý tưởng cho những du khách yêu thích thiên nhiên hoang dã.
Thác Hiêu thuộc Bản Hiêu, xã Cổ Lũng, một xã vùng cao của huyện Bá Thước, nằm trong vùng lõi Khu Bảo tồn thiên nhiên Phù Luông, giáp ranh với tỉnh Hòa Bình.
Sự tồn tại của các nghề truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong đời sống hiện nay, không đơn thuần chỉ mang lại giá trị kinh tế, mà còn bao hàm trong đó là phong tục, tập quán, tri thức dân gian... góp phần làm nên nét văn hóa riêng biệt và giàu bản sắc tộc người.
Pù Luông đây ư?
Trong những ngày nắng nóng như thiêu đốt, khu vực thác Hiêu thuộc xã Cổ Lũng, huyện miền núi Bá Thước (Thanh Hóa) trở thành điểm đến lý tưởng. Nằm trong vùng lõi của Khu bảo tồn Thiên nhiên Pù Luông với hệ thống núi đá và thực vật xanh tốt, nơi đây có khí hậu mát mẻ, cảnh trí nên thơ đến nao lòng. Khu vực này còn khá hoang sơ nên thích hợp với những ai thích gần gũi với thiên nhiên...
Trong khi du lịch nghỉ dưỡng biển vẫn đang loay hoay với nan đề về tính mùa vụ; thì du lịch sinh thái với những ưu thế riêng có, lại cho thấy khả năng thu hút du khách quanh năm và tiến gần đến mục tiêu trở thành sản phẩm du lịch 4 mùa.