Sáng nay 25/1, ngày mùng 4 Tết Nguyên đán, thành phố Sơn La tưng bừng khai hội mừng xuân dâng Bác. Người dân Sơn La tay trong tay, hòa mình vào hội xòe đoàn kết. Một không khí tươi vui, hân hoan hiện hữu trên mỗi nẻo đường, con phố và trên gương mặt của người dân Sơn La.
Đối với đồng bào dân tộc Mông khu vực Tây Bắc, hình ảnh vị lãnh tụ kính yêu Hồ Chí Minh luôn có một vị trí đặc biệt. Đã từ rất lâu rồi, bên cạnh bàn thờ tổ tiên thì trong nhà nào cũng dành một vị trí trang trọng để treo ảnh Bác Hồ. Và vào mỗi dịp Tết đến, bà con nơi đây đều bày tỏ lòng kính yêu với Bác Hồ và sự tin yêu một lòng theo Đảng.
Mỗi dịp tết đến, xuân về, các cơ quan, tổ chức, đoàn thể cùng nhiều nhà hảo tâm, các đoàn thiện nguyện lại tỏa đi đến với những bản làng vùng cao biên giới, với tinh thần không ai thiếu tết, không ai bị bỏ lại phía sau. Hãy cùng chúng tôi lên vùng cao đón tết sớm cùng bà con biên giới Sơn La.
Cuối năm thường là thời điểm ngân hàng máu tại các bệnh viện rất khan hiếm. Với thông điệp 'Vạn trái tim - Một tấm lòng', hưởng lời kêu gọi của Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã phát động tới các đơn vị trực thuộc ngành điện trên toàn quốc, tuyên truyền, vận động đến toàn thể CBCNV tham gia chương trình, với tinh thần hiến máu cứu người. Ghi nhận tại Sơn La.
Sau hơn 10 năm bám rễ tại Điện Biên, cây cao su đã giúp nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên và bà con các dân tộc thiểu số. Đặc biệt là ở địa bàn vùng cao, biên giới, nhiều bà con đã thay đổi nhận thức, tập quán canh tác, cuộc sống ngày một ổn định, ấm no hơn.
Không chỉ nổi tiếng là miền đất với nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh và ẩm thực độc đáo mang đậm bản sắc các dân tộc, Mộc Châu ngày càng trở nên đẹp thơ mộng hơn bởi những cung đường hoa. Những ngày này, trên những triền đồi, thửa nương, hoa mận nở sớm đã tạo nên khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp làm cho rất nhiều du khách thích thú.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Sơn La cũng như một số tỉnh thành khác đã và đang xảy ra tình trạng thiếu hụt xăng dầu với mức độ nghiêm trọng, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và gây tâm lý hoang mang trong nhân dân. Để tìm giải pháp đảm bảo nguồn cung xăng dầu trên địa bàn tỉnh Sơn La, sáng 10/11 UBND tỉnh đã họp khẩn với các đơn vị cung ứng xăng dầu nhằm tìm giải pháo tháo gỡ.
Ngày 13/10, tại bản Nà Bon, xã Chiềng Cang, huyện Sông Mã, lực lượng Công binh Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Sơn La đã tiến hành hủy nổ 01 quả bom nặng khoảng 340 kg còn tồn sót sau chiến tranh, đảm bảo an toàn.
Đã gần 6 năm nay, kể từ sau khi tỉnh Điện Biên triển khai 'Dự án đường 60m', bà Nguyễn Thị Đỏ, một người già cô đơn gần 80 tuổi phải đi ở trọ trong căn phòng tối tăm chưa đầy 10m2 và mòn mỏi đợi hồi âm từ những lá đơn cầu cứu tới các cơ quan chức năng ...
Trong chương trình chuyển động 365 ngày 12/9, Truyền hình Quốc hội Việt Nam đã chuyển đến quý vị và các bạn kỳ 1 phóng sự: Con gái Liệt sỹ 20 năm đi đòi đất của chính mình. Trước hành trình khiếu kiện của chị Đàm Thị Tươi, chính quyền địa phương đã tiếp nhận và xử lý như thế nào? Liệu rằng chị Tươi có đòi lại được mảnh đất đã bị mất của mình để yên lòng người cha liệt sỹ đã khuất hay không?
Năm 1989, gia đình chị Đàm Thị Tươi mua 210 mét đất của gia đình hàng xóm, sử dụng ổn định và đã được cấp sổ đỏ 150 mét thổ cư. Năm 2004, gia đình chị Tươi cùng hộ liền kề là bà Nguyễn Thị Thu đã xảy ra tranh chấp đất đai. Cùng thời điểm này, UBND thị xã Sơn La đã làm thủ tục tách sổ và cấp mới 5 sổ đỏ cho gia đình bà Thu và các con có 1 phần diện tích 28 mét vuông trùm sang đất nhà chị.
Những ngày này, các thầy, cô giáo ở vùng cao biên giới Tây Bắc đang gấp rút dọn dẹp, trang trí trường, lớp học, mua sắm trang thiết bị chuẩn bị đón học sinh tựu trường. Những trận mưa rừng dai dẳng, những con đường cheo leo, trơn trượt, những cú ngã tím chân tay vẫn không làm giảm tình yêu và nhiệt huyết của những thầy cô giáo vùng cao dành cho học sinh thân yêu.
Những viên đá cuội vốn nằm im lìm dưới lòng suối, tưởng vô dụng nhưng đã được người dân các bản ở xã Ngọc Chiến thổi hồn, tạo nên những bức tường đá, bờ rào đá, nhà thờ đá và cổng bản rất đẹp, sinh động và hấp dẫn du khách đến thăm.
Về miền quê cổ tích Ngọc Chiến, chúng tôi được nghe câu chuyện kể về những viên đá cuội. Những viên cuội tưởng mãi lặng thầm im lìm nơi lòng suối đã viết nên trang mới cho mình, gắn mình vào những bức tường, những bờ rào, những bậc thềm. Cuội không còn vô tri vô giác, cuội có tiếng nói của cuội, đầy màu sắc, âm thanh và tràn sức sống.
Tiếp tục chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Sơn La, chiều 29/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Đoàn công tác đã làm việc với lãnh đạo tỉnh Sơn La.
Di tích lịch sử đồi F là một trong 45 cứ điểm quan trọng bậc nhất của Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Cùng với đồi A1, đồi F cùng các điểm cao khác tạo thành một bức bình phong bảo vệ cho khu trung tâm Tập đoàn Cứ điểm Điện Biên Phủ. Ngày 18/5/2022, tỉnh Điện Biên đã tổ chức lễ khánh thành Đền liệt sĩ chiến trường Điện Biên Phủ.
Trong chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Sơn La, chiều 28/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng đoàn công tác đã đến thăm vùng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Mai Sơn và làm việc tại Cảng hàng không Nà Sản.
Sáng 28/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự lễ khởi công tổ hợp 'Thiên đường sữa Mộc Châu'.
Chiều 28.5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã kiểm tra tiến độ triển khai các bước Dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu, tại xã Phiêng Luông, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
Tại Điện Biên, sau 2 ngày mưa kéo dài, hàng chục hộ dân tại thành phố Điên Biên Phủ đã bị ngập úng, khiến cuộc sống đảo lộn.
Sáng 18/5, đoàn công tác do Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Nước Nguyễn Xuân Phúc làm trưởng đoàn đã dự lễ khánh thành Đền thờ liệt sĩ tại chiến trường Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
Chiều 18/5, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Nước Nguyễn Xuân Phúc đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy tỉnh Điện Biên. Cùng dự buổi lễ có lãnh đạo 1 số bộ ngành TƯ, lãnh đạo tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Điện Biên.
Chiều 17/5, đoàn công tác do Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc làm trưởng đoàn đã thăm và làm việc tại tỉnh Điện Biên.
Hồ Ẳng Cang là công trình thủy lợi lớn nhất, hiện đại nhất trên địa bàn huyện Mường Ảng tỉnh Điện Biên, được kỳ vọng sẽ góp phần đem lại ấm no cho người dân. Thế nhưng sau gần 10 năm chậm tiến độ, hiện dự án này vẫn phải chờ tiếp giai đoạn 2 để dẫn nước phục vụ sinh hoạt và tưới tiêu.
Bức tranh toàn cảnh (panorama) tại Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ là một tác phẩm tái hiện những khoảnh khắc điển hình nhất trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. Đây là một tác phẩm nghệ thuật được đầu tư công phu, hoành tráng và gây ấn tượng mạnh với hàng chục nghìn du khách trong và ngoài nước đã đến Điện Biên trong những tháng ngày lịch sử này.
Vào năm 2005, công trình Trung tâm hoạt động thanh, thiếu niên tỉnh Ðiện Biên được phê duyệt với mức kinh phí 7 tỷ đồng do Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Ðiện Biên làm chủ đầu tư, dự kiến sẽ hoàn thành sau 500 ngày thi công, chào mừng 52 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Nhưng cho đến nay, sau 17 năm, trung tâm vẫn bỏ hoang chưa một lần được sử dụng.
Dự án đường từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ðiện Biên đến xã Tà Lèng có tổng chiều dài hơn 4km được bắt đầu từ năm 2012. Sau 2 lần điều chỉnh vào các năm 2013 và 2015, con đường có tổng kinh phí lên đến hơn 140 tỷ đồng. Tuy nhiên đến nay, con đường được đầu tư kinh phí 'khủng' này vẫn chưa hoàn thành và có đoạn đường khá dài đang xuống cấp nghiêm trọng.
Bạo lực gia đình vẫn còn diễn ra nhiều nơi, số vụ bạo lực gia đình gây hậu quả nghiêm trọng ngày càng gia tăng nhưng một số nội dung được đề cập đến trong Luật còn chung chung, chưa được cụ thể hóa dẫn đến chưa nhận diện đầy đủ hành vi bao lực gia đình...là những ý kiến được đưa ra tại Hội nghị lấy ý kiến về dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi).
Cấp sắc là nghi thức tín ngưỡng đặc trưng của dân tộc Dao, Mộc Châu. Đối với người đàn ông Dao đều trải qua lễ cấp sắc, nghi lễ đánh dấu sự trưởng thành, thừa nhận của cộng đồng về người được cấp sắc. Người thụ lễ được đặt pháp danh - tên âm, học giáo lý về đạo đức, nhân sinh quan. Sau đó, người đàn ông Dao được công nhận là con cháu Bàn Vương , cấp âm binh, trao quyền làm thầy, thờ cúng.
Múa xòe là một phần quan trọng trong đời sống của dân tộc Thái Sơn La nói riêng và vùng Tây Bắc nói chung. Múa xòe là kết quả sáng tạo nghệ thuật xuất phát từ đời sống văn hóa tinh thần phong phú của đồng bào, thể hiện sự gắn kết cộng đồng sắt son, bền chặt và trong những ngày Tết này, đồng bào dân tộc Thái không thể thiếu điệu múa xòe.
Mùa xuân này, đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng cao Sơn La đang chuẩn bị đón Tết cổ truyền dân tộc với một niềm vui hơn cả, đó là bản làng được đón điện lưới quốc gia. Niềm khát khao, mong chờ có dòng điện sáng qua nhiều thế hệ nay đã thành hiện thực. Hết năm 2021, Sơn La đóng điện cho 5.300 hộ, đạt 98,5% số hộ dân được sử dụng điện lưới Quốc gia trước Tết nguyên đán Nhâm Dần 2022.