Vụ xuân 2023, toàn thành phố Hà Nội dự kiến gieo cấy hơn 81.000ha lúa. Thời tiết thuận lợi, các địa phương tích cực vào cuộc chỉ đạo sản xuất, nhân lực dồi dào…, đến nay, tiến độ gieo cấy của các địa phương đều vượt so với cùng kỳ vụ xuân 2022.
Ngày 14/2, đoàn công tác của Sở NN&PTNT Hà Nội do Phó Giám đốc Sở Nguyễn Mạnh Phương làm trưởng đoàn, đã đi kiểm tra công tác lấy nước, đổ ải, gieo cấy vụ Xuân 2023 tại huyện Thạch Thất.
Thời tiết se lạnh kèm mưa phùn mang đặc trưng của mùa xuân, chúng tôi tới Ba Vì, Thạch Thất với những 'tỷ phú nông dân' đang cần mẫn, miệt mài trên những thửa vườn, khu trang trại… tạo ra nguồn nông sản an toàn cho người tiêu dùng Thủ đô. Năm cũ chất chồng khó khăn qua đi, năm mới với nhiều kỳ vọng mới đang đến. Mùa xuân mang đến cho người nông dân nhiều niềm vui và khát vọng về những 'mùa vàng' no ấm, yên bình.
Dù trải qua một hành trình dài, chương trình xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội vẫn diễn ra hết sức sinh động ở khắp các địa phương, khi liên tục có những cách làm mới trong nâng cao đời sống kinh tế-xã hội, cải tạo hạ tầng với những mục tiêu mới được đặt ra. Những vùng đất nghèo khó đã chuyển mình. Vùng ven đô tiệm cận dần với đô thị.
Hà Nội đã, đang tập trung triển khai nhiều giải pháp nhằm hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học, tăng cường thay thế bằng các loại thuốc có nguồn gốc sinh học…, hướng tới một nền nông nghiệp an toàn, bền vững, thân thiện với môi trường. Qua đó, tạo nguồn thực phẩm sạch, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa và hướng tới xuất khẩu.
Những năm qua, nhờ đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nông nghiệp Hà Nội có nhiều bước chuyển tích cực, nâng cao giá trị gia tăng gắn với xây dựng nông thôn mới hiệu quả.
Sản xuất hữu cơ đang là hướng phát triển của nhiều quốc gia để đi tới một nền nông nghiệp bền vững. Cùng chung xu hướng đó, những năm qua, nhiều mô hình nông nghiệp hữu cơ đã hình thành trên địa bàn thành phố Hà Nội. Dù ngành Nông nghiệp Thủ đô, các hộ nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp đã kiên trì vượt qua nhiều khó khăn, nhưng vẫn còn những 'nút thắt' cần được tháo gỡ.
Mặc dù là địa phương có thế mạnh về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề, nhưng huyện Thạch Thất (Hà Nội) luôn chú trọng phát triển nông nghiệp theo chuỗi liên kết các giá trị trong xây dựng nông thôn mới (NTM).
Vụ lúa Hè Thu năm 2021 đã vào mùa thu hoạch trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp. Để đáp ứng tiến độ, tránh việc mưa bão gây thiệt hại và đảm bảo công tác phòng, chống dịch, huyện Thạch Thất (Hà Nội) đã chỉ đạo các xã, thị trấn huy động lực lượng công an, quân đội, đoàn viên thanh niên hỗ trợ người dân nhanh chóng xuống đồng thu hoạch.
Vụ xuân này, Hà Nội bội thu, các huyện, thị xã được mùa toàn diện - đây là tin vui trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh, việc làm, thu nhập của người dân. Năng suất lúa thu hoạch của toàn thành phố 'cán mốc' 61,2 tạ/ha, nhiều huyện đạt tới 66 tạ/ha - cao nhất trong 3 năm trở lại đây.
Từ ngày 15-4 đến 15-5, Đoàn kiểm tra liên ngành của Sở NN&PTNT Hà Nội đã phát hiện 12/244 mẫu nông, lâm, thủy sản (chiếm 4,92%) không bảo đảm các quy định về an toàn thực phẩm. Điều đó cho thấy vi phạm trong lĩnh vực này vẫn chưa hết 'nóng'. Để bảo đảm nguồn nông sản 'sạch' cho thị trường, ngành Nông nghiệp Thủ đô sẽ phối hợp chặt chẽ với các địa phương đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát, siết chặt quản lý nông sản từ gốc.
Nhằm kiểm soát chặt chẽ nông sản từ gốc, ngành Nông nghiệp Thủ đô đã tập trung kiểm soát đầu vào và xây dựng vùng sản xuất nông nghiệp tập trung quy mô lớn, phát triển chuỗi liên kết, nhằm truy xuất nguồn gốc xuất xứ sản phẩm nông nghiệp tiêu thụ trên thị trường. Thời gian tới, Sở NN&PTNT Hà Nội tiếp tục tham mưu thành phố đẩy mạnh phát triển các vùng sản xuất thực phẩm an toàn; quản lý chặt chẽ công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản…
Hiện nay, nhằm kiểm soát sản phẩm thịt gia súc, gia cầm từ các lò giết mổ cung cấp ra thị trường, các ngành chức năng của thành phố Hà Nội đã, đang tăng cường kiểm tra việc chấp hành các quy định nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm, trong đó tập trung vào các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ ở khu dân cư.
Thời gian qua, sản xuất rau hữu cơ trên địa bàn Hà Nội phát huy hiệu quả rõ nét, ngoài xây dựng cuộc sống xanh, thân thiện với môi trường, nông dân sản xuất rau hữu cơ còn được gia tăng thu nhập. Do đó, các địa phương cũng như ngành Nông nghiệp đang tích cực mở rộng diện tích và xác định 2021 là năm bản lề xây dựng các vùng chuyên canh với kỳ vọng 2-3 năm tới, rau hữu cơ của Hà Nội chiếm 5-10% diện tích.
Trưởng phòng Kinh tế huyện Thạch Thất (Hà Nội) Hoàng Chí Lượng cho biết, đến thời điểm hiện tại trên địa bàn huyện, người dân đã hoàn thành trên 80% diện tích gieo cấy vụ Xuân Hè năm 2021.
Ngày 25/1, UBND huyện Thạch Thất (Hà Nội) đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2020, phương hướng nhiệm vụ năm 2021.
Ngành Nông nghiệp Hà Nội đã và đang đẩy mạnh việc kiểm tra, đánh giá các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản trên địa bàn. Qua đó, truy xuất nguồn gốc xuất xứ sản phẩm hàng hóa, cơ sở đủ điều kiện sản xuất an toàn… nhằm kiểm soát nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đổi mới hoạt động, đưa giống cây, con chất lượng cao vào sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật, xây dựng phương án kinh doanh…, các hợp tác xã nông nghiệp đang phát huy vai trò, đóng góp lớn trong thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp Hà Nội. Tuy nhiên, hợp tác xã vẫn còn một số khó khăn và thành phố tiếp tục có nhiều giải pháp hỗ trợ…
Đổi mới hoạt động, đưa giống cây, con chất lượng cao vào sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật, xây dựng phương án kinh doanh… các hợp tác xã nông nghiệp đang phát huy vai trò, đóng góp lớn trong thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp Hà Nội.
Kinh tế trang trại của thành phố Hà Nội mạnh cả về số lượng và chất lượng, doanh thu cao, giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động. Tuy nhiên, khu vực này còn không ít rào cản về đất đai, vốn, nhân lực, ứng dụng công nghệ cao, kết nối tiêu thụ sản phẩm... đòi hỏi ngành Nông nghiệp, các địa phương, chủ trang trại... nỗ lực hơn nữa, tạo động lực cho kinh tế trang trại phát triển, góp phần thúc đẩy tăng trưởng ngành Nông nghiệp bền vững.
Để thúc đẩy tăng trưởng ngành Nông nghiệp, đáp ứng đòi hỏi mới về lương thực, thực phẩm của người dân Thủ đô trong bối cảnh hiện nay, ngày 7-8-2020, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch cơ cấu lại ngành Nông nghiệp giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Trên cơ sở phát huy thế mạnh và những đặc thù riêng có của Hà Nội, việc tái cơ cấu sẽ tạo bước đột phá cho ngành Nông nghiệp Thủ đô, giúp nâng cao giá trị sản xuất và thu nhập cho nông dân.