Mưa lớn đang tiếp tục gây ra các vụ sạt lở núi, tỉnh Quảng Nam yêu cầu khẩn cấp sơ tán người dân đến nơi an toàn.
Ngày 9/11, Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh Quảng Nam đã có văn bản yêu cầu các hồ thủy điện lớn trên địa bàn vận hành hạ thấp mực nước hồ để chuẩn bị đón lũ mới.
Tại tỉnh Quảng Nam đang có mưa lớn, các huyện miền núi tiếp tục đối mặt với nguy cơ sạt lở núi, lũ quét, các địa phương đồng bằng ngập lụt.
Chia sẻ với những mất mát, thiệt hại về người và tài sản của người dân tỉnh Quảng Nam trong đợt mưa, bão kéo dài nhiều ngày qua, sáng 5/11, Hội Cựu chiến binh và Hội Doanh nhân tỉnh Đồng Nai đã đến thăm, trao 250 suất quà tặng người dân ở các địa phương bị thiệt hại nặng của tỉnh Quảng Nam, mỗi suất quà trị giá 1 triệu đồng.
Chủ đầu tư thủy điện Đak Mi 4 cho biết sẵn sàng hỗ trợ cho người dân bị thiệt hại do xả lũ nhưng chính quyền huyện Nam Giang khẳng định thủy điện phải đền bù cho dân
Hiện các chủ hồ thủy điện tiếp tục được yêu cầu chủ động dự báo thủy văn, báo cáo thường xuyên cho chính quyền các địa phương; thực hiện nghiêm quy trình vận hành đơn hồ, liên hồ chứa; điều tiết nước hợp lý để giảm thiểu tình trạng lũ chồng lũ cho vùng hạ du.
Bộ Công Thương cho biết, nếu không có thủy điện Đak Mi 4 thì hạ lưu sông Vu Gia sẽ lên mức báo động, có thể vượt lũ lịch sử 2009 và không loại trừ xảy ra thảm họa.
Bộ Công Thương cho biết, nếu không có Đak Mi 4 và quy trình vận hành hồ chứa an toàn, nghiêm ngặt thì vùng Đại Lộc (Quảng Nam)và hạ lưu sông Vu Gia sẽ lên trên mức báo động 3, có thể vượt mức lũ lịch sử năm 2009 vài mét và không loại trừ xảy ra thảm họa.
Với tổng lưu lượng xả qua công trình/lưu lượng đỉnh lũ về hồ là 7.074/ 15.571m3/s, Đak Mi 4 đã cắt được hơn 8.000 m3/s, tương đương trên 50% lưu lượng đỉnh lũ.
Theo Bộ Công Thương, nếu không có Đak Mi 4, cùng các hồ thủy điện A Vương, Sông Bung 4, Sông Tranh 2 và và quy trình vận hành an toàn, nghiêm ngặt thì vùng Đại Lộc và hạ lưu sông Vu Gia sẽ lên trên mức báo động 3, có thể vượt mức lũ lịch sử năm 2009 vài mét và không loại trừ xảy ra thảm họa.
Ngày 29 tháng 10 năm 2020, Cục Kỹ thuật an và Môi trường công nghiệp đã có báo cáo gửi Bộ Trưởng Trần Tuấn Anh về việc vận hành hồ chứa Thủy điện Đak Mi 4 trong cơn bão số 9. Xin giới thiệu cùng bạn đọc.
Do ảnh hưởng của bão và hoàn lưu bão số 9, tại địa bàn các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên có mưa lớn, lượng nước lũ về hồ thủy điện lớn nên các chủ hồ đã tiến hành điều tiết nước theo chỉ đạo của Chính quyền địa phương với phương châm giảm thiểu thiệt hại tối đa cho vùng hạ du.
Trong công điện hỏa tốc lúc 21 giờ tối nay (28/10), Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, Phó Trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai yêu cầu các địa phương và chủ hồ ở Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Kon Tum đảm bảo an toàn cho người dân khi lũ vượt mốc lịch sử.
Lưu lượng nước về hồ hơn 8.000 m3/giây, thủy điện Đak Mi 4 buộc phải xả xuống hạ du lượng nước có thể lên đến hơn 11.000 m3/giây, nhiều khả năng gây nên đợt lũ lịch sử ở tỉnh Quảng Nam.
Trong khi hàng loạt thủy điện ở phía thượng nguồn đang đầy nước thì dự báo vài ngày tới, Quảng Nam hứng một đợt mưa lớn.
Lúc 19 giờ tối nay, thủy điện Sông Tranh 2 bắt đầu xả nước qua tràn, tính tổng lượng nước cả bốn thủy điện đổ về hạ du gần 5.500m3/s.
Lưu lượng nước về hồ lớn, từ tối 11-10, thủy điện Sông Tranh 2 sẽ xả lũ điều tiết nước về mực nước đón lũ.
Mưa lớn kéo dài, đập Hát Bầu ở xã Duy Phú (huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) bị vỡ khiến hàng trăm ngàn mét khối nước chảy tràn vào hoa màu và nhà cửa người dân
Mưa lớn kết hợp với việc các thủy điện ở phía thượng nguồn xả lũ điều tiết nước, nhiều khu vực phía hạ du ở Quảng Nam đang bị ngập nặng.
Tại Quảng Nam ngày 9 và 10/10 mưa lớn tiếp tục diễn ra trên diện rộng, nhiều thủy điện ở thượng nguồn đang xả lũ điều tiết nước, nước sông đang lên nhanh, trong khi ATNĐ đang tiến vào bờ.
Mưa lớn kéo dài, thủy điện xả nước điều tiết, mực nước ở các sông tiếp tục lên trong vài giờ tới.
Nhằm ứng phó mưa lũ kéo dài, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam đã ra thông báo khẩn yêu cầu các công ty thủy điện bám sát diễn biến thời tiết cũng như chỉ đạo của cơ quan chức năng, điều tiết, vận hành các hồ thủy điện theo đúng quy định, đảm bảo an toàn cho người dân vùng hạ lưu.
Quảng Nam có mưa lớn trở lại, nước sông đang lên trong khi nhiều thủy điện ở thượng nguồn đang xả lũ điều tiết nước.
Mưa lớn gây lũ lụt chia cắt nhiều vùng cao ở một số tỉnh miền Trung, đã có 5 người bị nước cuốn mất tích
Ngày 7-10, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Nam cho biết, hiện mực nước các sông trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đang lên nhanh. Dự báo trong 24 đến 48 giờ tới, sẽ có mưa vừa đến mưa rất to, nguy cơ lũ quét và sạt lở đe dọa người dân miền núi.
Áp thấp nhiệt đới đang gây mưa lớn ở tỉnh Quảng Nam, dự báo sẽ có một đợt lũ xuất hiện trong 2-3 ngày tới.
Thủy điện Đak Mi thông báo xả lũ về sông Thu Bồn và Vu Gia với lưu lượng 102-345 m3/s.
Gần đây, Đà Nẵng luôn đối mặt với thực trạng mất an ninh nguồn nước. Theo các chuyên gia, nguyên nhân do tác động bởi các nhà máy thủy điện xây dựng đầu nguồn hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn. Nguồn nước tự nhiên không về, khiến nước biển xâm nhập vào sâu trong đất liền.
Đó là những gì đã xảy ra tại TP Đà Nẵng trong đêm 21-8 khi TP này bị cắt điện trên diện rộng, kèm theo đó là cúp nước đã nhiều ngày.
'Nếu việc điều tiết nguồn nước còn lại tại các hồ thủy điện không hợp lý sẽ làm cạn kiệt nguồn nước, dẫn đến thiếu nước sinh hoạt trên diện rộng', Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng nói.
Cuộc họp khẩn được triệu tập do phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng chủ trì cùng lãnh đạo của nhiều sở, công ty cấp nước và thủy điện nhưng vẫn chưa đưa ra được biện pháp lâu dài giải quyết việc thiếu nước sạch.