Đội quân xe thồ lên Điện Biên

Sau tết Giáp Ngọ 1954, ngày mồng 5 tháng Giêng, xã đội triệu tập hơn 40 anh em biết đi xe đạp trong đại đội dân quân thường trực của xã họp khẩn cấp. Ai cũng cho là có chuyện tổng động binh. Sau khi nghe lời tuyên bố lý do của ông xã đội trưởng, chúng tôi mới rõ: 'Ủy ban Kháng chiến hành chính huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa) ra lệnh điều động một trung đội dân quân xe thồ của Thiệu Đô tập trung tại huyện để thành lập đại đội dân công tiếp vận đường dài phục vụ chiến dịch đánh lớn'.

Đau đáu hồi sinh làng nghề ươm tơ, dệt nhiễu

Làng Hồng Đô, thị trấn Thiệu Hóa (Thiệu Hóa) vốn nổi tiếng với nghề nuôi tằm, ươm tơ dệt nhiễu. Trải qua hàng trăm năm tồn tại và hưng thịnh, nay làng nghề đang đứng trước nguy cơ thất truyền khiến nhiều người dân không khỏi chạnh lòng, tiếc nuối.

Bài 1: Phát triển thiếu đồng bộ, chưa xứng với tiềm năng

Một số làng nghề ở Thanh Hóa đang có nguy cơ thất truyền, số còn lại phát triển chưa xứng tầm, thiếu đồng bộ…, quy mô manh mún, mang tính tự phát.

Cách làm hay trong công tác GPMB ở thị trấn Thiệu Hóa

Thị trấn Thiệu Hóa (Thiệu Hóa) là trung tâm kinh tế, hành chính - chính trị của huyện Thiệu Hóa, là cửa ngõ phía Tây Bắc của TP Thanh Hóa có vai trò giao lưu kinh tế, văn hóa giữa vùng đồng bằng ven biển với vùng trung du miền núi.

Thiệu Hóa nỗ lực xây dựng và phát triển đô thị

Thiệu Hóa đang phát triển mạnh mẽ, vững bước vươn lên trở thành một điểm sáng năng động trên bản đồ kinh tế-xã hội tỉnh Thanh Hóa, đặc biệt là trong xây dựng và phát triển đô thị.

Huyện Thiệu Hóa - Thanh Hóa có tân chủ tịch

Sáng 16/10, Hội đồng nhân dân huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ 20 - kỳ họp chuyên đề để thực hiện quy trình bầu chức danh chủ tịch UBND huyện.

Bảo tồn và phát huy giá trị di tích trên địa bàn thị trấn Thiệu Hóa

Thị trấn Thiệu Hóa được thành lập trên cơ sở sáp nhập xã Thiệu Đô và thị trấn Vạn Hà, nơi có dòng sông Chu êm đềm chảy qua. Dẫu trải qua nhiều biến động về địa giới, trên lộ trình xây dựng đô thị văn minh, thị trấn Thiệu Hóa vẫn luôn chú trọng, quan tâm đến việc bảo tồn và phát huy các giá trị di tích. Đó không chỉ là trách nhiệm mà còn thể hiện tấm lòng yêu mến, tri ân của các thế hệ cháu con đối với truyền thống, nét đẹp văn hóa mà cha ông đã dày công vun đắp, trao truyền.

Tháo gỡ khó khăn cho nghề ươm tơ dệt nhiễu Hồng Đô

Ươm tơ, dệt nhiễu là nghề thủ công truyền thống hàng trăm năm tuổi ở làng nghề Hồng Đô, nay thuộc thị trấn Thiệu Hóa (Thiệu Hóa). Tuy nhiên, nhiều năm nay, đứng trước những thách thức về nguyên liệu, thị trường tiêu thụ, lao động... một làng nghề hoạt động nhộn nhịp năm nào hiện đang đứng trước nguy cơ bị mai một, quên lãng.

Gian nan 'giữ lửa' làng nghề (Bài 1): Thăng - trầm làng nghề, làng nghề truyền thống xứ Thanh

Sẽ là thiếu sót khi nói về vẻ đẹp xứ Thanh nếu như không nhắc đến làng nghề, làng nghề truyền thống. Đó là chiếu cói Nga Sơn, là ươm tơ dệt nhiễu Hồng Đô, cót làng Giàng, bánh gai Tứ Trụ hay đúc đồng Trà Đông... đã và đang đóng góp vai trò to lớn trong giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân. Song, duy trì, phát huy làng nghề, làng nghề truyền thống để tôn vinh bản sắc văn hóa dân tộc, hướng đến phát triển du lịch đang bộc lộ nhiều bất cập.

Sắc vàng Hồng Đô

Dẫu trải qua nhiều lần đổi tên thì làng Hồng Đô (thị trấn Thiệu Hóa) vẫn gợi lên những hình dung về một miền quê yên ả, thanh bình, lưu dấu nhiều giá trị lịch sử - văn hóa bên hữu ngạn sông Chu, được phù sa đắp bồi nên đồng, bãi. Theo thời gian, bằng sức sáng tạo, đôi bàn tay khéo léo, tinh thần lao động hăng say, chịu thương chịu khó, các thế hệ người dân làng Hồng Đô đã làm nên sức sống nghề ươm tơ, dệt nhiễu. Sắc vàng Hồng Đô không đơn thuần là danh thơm làng nghề gắn với câu chuyện phát triển kinh tế, đó còn là dòng chảy văn hóa truyền thống làng, xã được bồi đắp, trao truyền.

Thiệu Hóa: Phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề kết hợp với du lịch văn hóa tâm linh

Với mục tiêu phát triển du lịch mang bản sắc văn hóa riêng, trở thành điểm trung chuyển, dừng chân, kết nối phát triển du lịch với khu vực TP Thanh Hóa, TP Sầm Sơn và khu vực miền núi phía Tây, đến năm 2030 trở thành một ngành kinh tế quan trọng của huyện, những năm qua, huyện Thiệu Hóa đã luôn quan tâm tu bổ, tôn tạo, phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa, cách mạng và phát triển các làng nghề truyền thống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Thay đổi diện mạo để đô thị thị trấn Thiệu Hóa 'chuyển mình' mạnh mẽ

Thực hiện chương trình phát triển đô thị thị trấn Thiệu Hóa, Nhân dân, cán bộ nơi đây đang chung tay, góp sức để thay đổi diện mạo đô thị theo hướng khang trang, hiện đại, thông minh, từ đó khơi dậy tiềm năng, lợi thế, nắm bắt vận hội để thị trấn Thiệu Hóa vươn lên 'chuyển mình' mạnh mẽ.

Hướng đi nào cho làng nghề, nghề truyền thống ở Thanh Hóa?

Hiện nay, nghề truyền thống ở Thanh Hóa đang gặp nhiều khó khăn về vốn, quy mô sản xuất, thị trường tiêu thụ, đầu tư công nghệ... Thực trạng đó cần giải pháp cụ thể, hiệu quả, tạo hướng đi bền vững, đòi hỏi các cấp, các ngành quan tâm đặc biệt.

Đẩy mạnh phát triển thương hiệu sản phẩm xứ Thanh

Tỉnh ta có nhiều sản phẩm đặc trưng địa phương, nhất là các sản phẩm thế mạnh từ các ngành công nghiệp, nông nghiệp. Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, ngoài các thương hiệu lớn đã được khẳng định trên thị trường nhiều năm, như xi măng, mía đường, vật liệu xây dựng... trên địa bàn tỉnh còn có hơn 50.000 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

Báo động tình trạng sạt lở sông Chu

Nhiều diện tích đất đai, hoa màu bị mất trắng, chịu ảnh hưởng nặng nề vì tình trạng sạt lở bờ sông Chu qua địa bàn huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Huyện Thiệu Hóa đẩy mạnh phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới

Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, đặc biệt có nhiều công dân từ các tỉnh, thành phía Nam tự ý về bằng phương tiện cá nhân, huyện Thiệu Hóa đã nâng cấp độ cao hơn trong công tác phòng, chống dịch.

Huyện Thiệu Hóa phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới

Những tháng đầu năm 2021, huyện Thiệu Hóa tập trung chỉ đạo quyết liệt, triển khai thực hiện có hiệu quả 'nhiệm vụ kép', vừa phòng, chống dịch COVID-19, vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế với các biện pháp phù hợp với tình hình thực tế trên địa bàn. Trong đó, xây dựng, triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM), bảo đảm việc làm và nâng cao đời sống cho người dân.

Khai trương siêu thị The City Thiệu Hóa

Sáng 27-4-2021, Công ty TNHH Lan Chi Business Hà Nam đã tổ chức khai trương siêu thị The City tại khu dân cư Thiệu Đô, thị trấn Thiệu Hóa.

Hồi sinh làng ươm tơ, dệt nhiễu Hồng Đô

Văn hóa và Đời sống - Nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt nhiễu Hồng Đô từ xưa gắn liền với người dân và mảnh đất làng Hồng Đô, thuộc xã Thiệu Đô xưa, nay là thị trấn Thiệu Hóa, huyện Thiệu Hóa. Trải qua những thăng trầm, đến nay nghề đã và đang hồi sinh, đem lại thu nhập ổn định cho người dân.

Ngành giáo dục huyện Thiệu Hóa với phong trào thi đua 'Hai tốt'

Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, những năm qua, ngành giáo dục huyện Thiệu Hóa luôn chú trọng tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý, phát triển đội ngũ nhà giáo, đầu tư cơ sở vật chất. Đồng thời, triển khai các cuộc vận động và phong trào thi đua, đặc biệt là phong trào thi đua 'Hai tốt' đang diễn ra sôi nổi ở các đơn vị trường học, mang lại hiệu quả thiết thực.

Đẩy mạnh phát triển làng nghề

Phát triển làng nghề khu vực nông thôn không những tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân mà còn góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa đặc trưng của địa phương.

Huyện Thiệu Hóa đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng

Những năm qua, huyện Thiệu Hóa đã tập trung huy động các nguồn vốn để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng. Nhiều công trình hoàn thành, đưa vào khai thác, sử dụng, phát huy hiệu quả nguồn vốn đầu tư, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng huyện nông thôn mới, bảo đảm sinh hoạt và nâng cao đời sống Nhân dân.

Huyện Thiệu Hóa với công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

Xác định công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) là nhiệm vụ trọng tâm hàng năm, từ tháng 5-2020, UBND huyện Thiệu Hóa đã tổ chức tổng kết công tác PCTT&TKCN năm 2019, qua đó, rút kinh nghiệm và triển khai có hiệu quả nhiệm vụ năm 2020 sát với tình hình thực tế trên địa bàn.

Hỗ trợ, khôi phục làng nghề nghề truyền thống

Tỉnh Thanh Hóa có 36 nghề với 118 làng nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp với có 75 làng nghề, làng có nghề truyền thống đã được UBND tỉnh Thanh Hóa công nhận làng nghề; trong đó, có 2 nhóm làng nghề hoạt động tốt gồm nhóm làng nghề chế biến nông, lâm, thủy sản, thực phẩm và nhóm làng nghề sản xuất tiểu thủ công nghiệp.

Người dân Thanh Hóa đổ xô đi học lái xe ô tô

Sau Tết Nguyên Đán 2020, người dân trên địa bàn tỉnh đổ xô đi đăng ký học lái xe ô tô khiến các trung tâm đào tạo lái xe luôn trong tình trạng quá tải. Nguyên nhân của chính được cho là do Bộ GTVT ban hành Thông tư số 38/2019/TT-BGTVT với nhiều quy định mới trong công tác đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe ở tất cả các hạng.

Bảo vệ nguồn nước ngầm cho tương lai

Nước dưới đất (hay nước ngầm) vốn là nguồn tài nguyên quý giá mà con người đã sử dụng hàng ngàn năm nay phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất. Trước những nguy cơ, 'tín hiệu' về ô nhiễm, cạn kiệt nguồn nước ngầm thì công tác bảo vệ nguồn nước ngầm ngày càng trở nên quan trọng đối với sự phát triển bền vững.

Vươn lên từ bóng tối

Số phận không cho những người khiếm thị một đôi mắt sáng như bao người khác, nhưng khi phải sống chung với bóng tối, thay vì sợ hãi, bế tắc, tuyệt vọng, những người khiếm thị lại làm cho cuộc đời sáng lên bằng chính tinh thần lạc quan và nghị lực phi thường. Điều đó đã giúp những người khiếm thị vượt qua sự tăm tối của số phận, tìm được ánh sáng riêng cho cuộc đời mình.

Tập trung nguồn lực phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp

Những năm qua, tỉnh ta đã huy động nhiều nguồn lực đẩy mạnh phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp (TTCN) và làng nghề truyền thống. Nhờ vậy, nhiều ngành nghề TTCN, làng nghề truyền thống được khôi phục và phát triển góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho nhiều lao động.

Cần những giải pháp cụ thể trong việc bảo tồn làng nghề truyền thống

Thanh Hóa là vùng đất chứa đựng lịch sử, văn hóa hàng ngàn năm, là nơi hội tụ những nét tinh hoa của nghề, làng nghề truyền thống. Do đó, việc bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống cần có những giải pháp cụ thể, căn cơ.