Ai cũng từng 1 lần mơ ước được 'thoát ly' khỏi văn phòng, không phải giáp mặt anh/ chị sếp suốt 8 tiếng đi làm… nhưng cuộc sống đó liệu có như mơ?
Đến với Pù Luông trong tháng 5 này, ta được đón bằng cái nắng dịu dàng chạy dọc trên sườn núi, trải dài trên những thửa ruộng bậc thang. Từng cơn gió mang theo không khí mát lành của đại ngàn hùng vĩ mơn man da thịt, ngấm vào tận chân tơ, kẽ tóc. Trên đỉnh Pù Luông nhìn xuống, xen giữa màu xanh ngút ngát tầm mắt là những dải lúa chín vàng uốn lượn, sóng sánh, ẩn hiện đâu đó là những ngôi nhà sàn như lời chào đón e ấp mà quyến rũ.
Khai thác, bào chế, chữa bệnh từ cỏ cây, lá rừng... là nét văn hóa độc đáo, mang giá trị nhân văn của đồng bào dân tộc Dao nói riêng và đồng bào các dân tộc thiểu số nói chung trên dải đất biên cương Mường Lát. Bởi, việc này không chỉ nuôi sống nhiều người, mà còn là khởi nguồn của không ít các bài thuốc quý, giúp người bệnh thoát khỏi cơn thập tử nhất sinh.
COVID–19 khiến đôi lần lỗi hẹn nhưng rồi cuối cùng tôi cũng gặp được bà Nguyễn Thị Sâm, giám đốc HTX tiểu thủ công nghiệp Toàn Thắng, thôn Phú Lương, xã Hưng Lộc, huyện Hậu Lộc (gọi tắt là HTX Toàn Thắng). Ở tuổi ngoài 60, bà Sâm đã vượt qua rất nhiều khó khăn, thách thức để gặt hái được những thành quả đáng ghi nhận trên lĩnh vực phát triển kinh tế, góp phần làm giàu cho gia đình và giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động tại địa phương.
Báo Thanh Hóa nhận được đơn của bà Nguyễn Thị Chấn, số nhà 05, đường Mai An Tiêm, phường Lam Sơn (TP Thanh Hóa) khiếu nại về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ). Trong đơn gửi đến báo, bà Chấn trình bày: Năm 1978, gia đình bà được ban hành chính tiểu khu Hoàng Hoa Thám, thị xã Thanh Hóa (nay là UBND phường Lam sơn) cấp cho 1 mảnh đất ở nằm ở phía Đông giáp đường Mai An Tiêm. Từ đó đến nay, gia đình bà đã sửa chữa, làm nhà, trên tổng diện tích 149,2m2 chia làm 4 căn hộ cho các con, đều được UBND phường Lam Sơn phê duyệt đồng ý cho làm nhà ở trên đất, không lấn chiếm, không tranh chấp.
Vùng nông thôn, miền núi, đi đâu, chỗ nào cũng thấy những đồi cọ mọc lên xanh tốt và những đám lau trùng điệp. Từ bao đời nay, cây cọ, cây lau đã trở nên thân thuộc với những người dân quê cần cù, lam lũ... Chúng là loại cây của tự nhiên, phục vụ con người một cách tự nhiên. Cả 2 giống cây này đều không phải thuần dưỡng, cải tạo và chăm sóc, chỉ cần bỏ công thu hoạch là có thể tăng thu nhập lúc nông nhàn.
Khi phong trào khởi nghiệp trở thành 'ngọn đèn' soi đường cho các bạn trẻ thì ý chí, quyết tâm và tinh thần dám nghĩ, dám làm đã giúp cho nhiều thanh niên dân tộc thiểu số chạm tay đến thành công. Họ không những trở thành triệu phú với thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm, mà còn trở thành động lực cho nhiều thanh niên khác tự tin vươn lên phát triển kinh tế.
Xuyên qua đại ngàn Pù Luông tìm về xã Thành Sơn (Bá Thước), những tia nắng dần xua tan màn sương trắng, hiện ra cảnh núi rừng hoang sơ, hùng vĩ. Nhìn từ trên cao, thung lũng Kho Mường hiện ra với vẻ đẹp yên bình, trong lành và thơ mộng.
Với niềm tự hào về quê hương Bá Thước giàu truyền thống văn hóa, lịch sử cách mạng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong huyện đã và đang nỗ lực từng ngày để vươn lên thành huyện khá của khu vực miền núi xứ Thanh.
Tọa lạc trên vùng bãi đất bồi ven sông Mã, ngay cạnh ngã ba sông Tuần Ngu, đền nghè Yên Vực (phường Tào Xuyên, TP Thanh Hóa) không chỉ có cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp mà nơi đây còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa - lịch sử đặc sắc, trở thành điểm dừng chân vãn cảnh, du lịch tâm linh hấp dẫn trên hành trình ngược xuôi sông Mã.
Sáng 7-7, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa tổ chức hội nghị duyệt nội dung Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Mường Lát lần thứ VI, nhiệm kỳ 2020-2025. Đồng chí Nguyễn Đình Xứng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.