Cùng với việc mở cửa trở lại lại hoạt động du lịch sau hai năm 'đóng băng' do ảnh hưởng của dịch COVID-19, tỉnh Thanh Hóa đặc biệt quan tâm đến việc tổ chức các lễ hội lớn để thu hút du khách.
Đông đảo nhân dân, du khách trong và ngoài tỉnh Thanh Hóa đã tới dâng hương tưởng niệm Lê Đại Hành Hoàng đế, tưởng nhớ công lao, những đóng góp của ông trong lịch sử dân tộc.
Ngày 6-4-2022, tức ngày 6 tháng 3 năm Nhâm Dần, ngày đầu tiên diễn ra lễ hội Lê Hoàn 2022, mặc dù không phải là ngày nghỉ nhưng với tiết trời khá thuận lợi, tại Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền thờ Lê Hoàn, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân đã đón hàng trăm lượt du khách đến dâng hương và thăm quan.
UBND huyện Thọ Xuân vừa ban hành Kế hoạch 109/KH-BTCLH về việc tổ chức Lễ hội Lê Hoàn năm 2022 với nhiều hoạt động tưởng niệm, văn hóa, nghệ thuật, đặc biệt chú ý đến công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Thanh Hóa đang trở thành điểm du lịch cực hot của nước ta. Nếu bạn thắc mắc du lịch Thanh Hóa đi đâu chơi gì thì hãy cùng BestPrice tìm hiểu ngay dưới đây nhé!
Nếu ví di sản văn hóa phi vật thể xứ Thanh như bức tranh đa sắc, đa thanh thì những nét đặc sắc, độc đáo của loại hình dân ca, dân vũ chính là nét chấm phá tiêu biểu, hấp dẫn. Vì lẽ đó, trước bối cảnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế như hiện nay, việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, trong đó có dân ca, dân vũ không chỉ mang ý nghĩa sâu sắc trong việc giáo dục, quảng bá nét đẹp đất và người xứ Thanh mà còn là lợi thế lớn cho phát triển văn hóa, du lịch của tỉnh theo hướng bền vững.
'Tập trung xây dựng con người Thanh Hóa kiểu mẫu với các phẩm chất tiêu biểu: Giàu lòng yêu quê hương, đất nước, có lý tưởng, trách nhiệm công dân, có tri thức, thể lực, thẩm mỹ; có kỹ năng lao động và đạo đức nghề nghiệp; đoàn kết, trung thực, sáng tạo, có ý chí vươn lên trong cuộc sống', ông Phạm Nguyên Hồng, Giám đốc Sở VHTTDL Thanh Hóa đặt ra nhiệm vụ đối với ngành trong thời gian tới.
Đã có nhiều giải pháp được đề ra, trong đó không thể không nhấn mạnh đến công tác nghiên cứu, bảo quản, truyền dạy và giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể đến đông đảo người dân. Đồng thời, cần có những giải pháp cấp thiết cả về cơ chế, chính sách và kinh phí, nhằm bảo vệ các di sản văn hóa truyền thống đặc sắc và ngăn chặn nguy cơ mai một, thất truyền hay sai lệch giá trị di sản.
Bằng sự đam mê, tâm huyết với nghề, anh Đỗ Xuân Dũng (sinh năm 1984), xã Xuân Trường, huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) đã, đang góp phần khôi phục và phát triển sản phẩm 'Tương Xuân Phả'.
Trong quá trình lao động để sinh tồn và xây dựng bản, mường, người Thái ở Thanh Hóa đã gây dựng nên một đời sống văn hóa hết sức phong phú và có nhiều nét riêng độc đáo. Trong đó, khặp là loại hình dân ca sinh hoạt phổ biến của đồng bào.
Trò Xuân Phả là ảnh xạ của lịch sử về việc tiến cống, chào mừng của những nước lân bang và thể hiện khát vọng độc lập tự chủ, hùng cường Đại Việt. Tích trò và nội dung của năm điệu múa cổ làng Láng chính hồn cốt của dân tộc, thông qua lời ca và những điệu múa chứa đựng những thông tin của một thời đã qua, phản ánh quá khứ hào hùng, vị thế của quốc gia Đại Việt với các nước trong khu vực và quốc tế.
Xứ Thanh của những vẻ đẹp! Khi tìm hiểu về mảnh đất đầy ẩn ức và quyến rũ này, có người đã dựa trên hình sông thế núi mà hình dung ra quy luật vận động sâu xa của tạo hóa và xã hội.
Với sự phong phú, độc đáo và giàu giá trị, các di sản văn hóa phi vật thể (DSVHPVT) là một tấm gương sinh động, phản chiếu đời sống tinh thần cộng đồng. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan mà đã có không ít di sản rơi vào quên lãng, hoặc đang đối diện với nguy cơ mai một.
Lễ hội Thành Tuyên và Liên hoan trình diễn Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2019 diễn ra tại TP Tuyên Quang từ 12 đến14-9.