Tìm đường đưa rau Đak Pơ vào các thị trường lớn

Sau khi được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu cho sản phẩm 'Rau Đak Pơ', huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) tiếp tục triển khai Dự án quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận gắn với tiêu thụ sản phẩm rau. Mục tiêu của dự án là đưa các sản phẩm rau vào hệ thống siêu thị và thị trường tiềm năng như: Đà Nẵng, Huế, Quy Nhơn, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh...

Nâng cao hiệu quả sản xuất nhờ hệ thống tưới tiết kiệm nước

Đến nay, hàng trăm hộ dân ở xã Yang Bắc (huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm nước cho cây trồng. Hệ thống tưới tiết kiệm nước không chỉ giúp người dân giải quyết vấn đề khó khăn về nguồn nước cho cây trồng mà quan trọng hơn là đã làm thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp.

Kỳ vọng mô hình trồng hoa lan Dendrobium gia công

Trung tâm Công nghệ sinh học (Sở Nông nghiệp và PTNT TP. Hồ Chí Minh) phối hợp với UBND xã Tân An (huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) vừa triển khai thí điểm mô hình trồng hoa lan Dendrobium gia công. Mô hình được kỳ vọng là hướng phát triển kinh tế hiệu quả cho người dân Đak Pơ.

Đak Pơ: Hơn 600 triệu đồng triển khai 3 mô hình khuyến nông

Bà Trương Thị Thiên Lý-Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai)-cho biết: Thực hiện chương trình chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho người dân sản xuất.

Đak Pơ: Nông dân trồng cỏ nuôi bò cho thu nhập cao

Trước đây, chị Đinh Thị H'Nghêng (làng Bung Bang Hven, xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) nuôi bò theo hình thức chăn thả tự nhiên. Hiện nay, diện tích đất trống không còn nhiều nên chị chuyển sang nuôi nhốt.

Liên kết chăn nuôi gia cầm công nghệ cao: Lợi ích kép

Trong khi nhiều người gặp khó vì chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh thì gia đình chị Trần Thị Thủy Triều (thôn An Hòa, xã Phú An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) có nguồn thu ổn định từ liên kết và phát triển chăn nuôi gia cầm theo hướng an toàn sinh học, ứng dụng công nghệ cao.

Ứng dụng khoa học công nghệ nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp

Những năm qua, việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất được Trung tâm Khuyến nông tỉnh Gia Lai chú trọng triển khai. Qua đó, nhiều mô hình mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực, được nông dân áp dụng vào sản xuất đại trà, góp phần nâng cao năng suất và giá trị trên một đơn vị diện tích.

Hiệu quả từ mô hình trồng măng tây ở Đak Pơ

Năm 2020, từ nguồn vốn hỗ trợ của Dự án IDE, huyện Đak Pơ đã triển khai mô hình trồng cây măng tây. Đến nay, mô hình bước đầu đã đem lại hiệu quả, tạo nguồn thu ổn định cho bà con nông dân.

Hiệu quả từ một dự án tưới tiết kiệm nước ở phía Đông tỉnh Gia Lai

Dự án phát triển thị trường công nghệ tưới tiết kiệm nước nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu do Tổ chức iDE Việt Nam phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh Gia Lai triển khai tại các huyện, thị xã phía Đông từ năm 2018 đến nay đã mang lại hiệu quả tích cực.

Giống lúa An Sinh chinh phục nông dân Đak Pơ

Vụ mùa 2020, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) phối hợp với 2 xã Tân An và Phú An triển khai dự án trồng lúa An Sinh 1399 trên diện tích 97 ha. Sau 3 tháng triển khai, dự án được nông dân đánh giá rất cao.

Khởi nghiệp từ sữa chua nếp cẩm

Cuối năm 2019, hộ kinh doanh Lê Thị Nhạn (thôn Hiệp Phú, xã Cư An, huyện Đak Pơ) đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm sữa chua nếp cẩm Thiên An. Hiện tại, việc làm sữa chua nếp cẩm đem lại cho gia đình chị Nhạn nguồn thu nhập khoảng 20 triệu đồng/tháng.

Chắp cánh cho những ước mơ

Một trong những hoạt động mang ý nghĩa của cán bộ Tài chính vi mô (TCVM) Thanh Hóa đó là chương trình 'Thắp sáng tương lai', trao tặng sổ tiết kiệm cho các con em khách hàng ở một số địa phương trong tỉnh. Không chỉ cung cấp các sản phẩm vốn vay hỗ trợ người dân phát triển kinh tế, TCVM Thanh Hóa còn tổ chức nhiều hoạt động thăm hỏi, tặng quà động viên con em của khách hàng có hoàn cảnh khó khăn, từ đó chắp cánh cho những ước mơ của các em bay cao, bay xa hơn.

Thu nhập ổn định từ nghề làm chổi đót

Chỉ với nghề làm chổi đót, mỗi năm, vợ chồng anh Lê Quyết Thắng (tổ 4, thị trấn Đak Pơ) đã có nguồn thu nhập gần 500 triệu đồng. Sản phẩm chổi đót cán tre Đức Phúc do cơ sở của anh sản xuất cũng vừa được UBND huyện Đak Pơ cấp chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2019.