Những chiếc hộp giữ điện thoại của học sinh khi tới trường không chỉ nhằm hạn chế việc học sinh sử dụng điện thoại vào những trò vô bổ mà còn giúp tăng kết nối giữa học sinh với nhau, học sinh với giáo viên.
Trong tuần qua, nhiều trường học ở Hà Nội đã tổ chức các hoạt động quyên góp, ủng hộ đồng bào vùng lũ.
Trường THCS Chu Văn An (Tây Hồ, Hà Nội) tổ chức lễ chào đón học sinh lớp 6 vô cùng ấn tượng và đầy cảm xúc.
Trong khi chờ đợi TP Hà Nội chốt phương án thi vào lớp 10 năm học 2024-2025, các trường THCS trên địa bàn đã chủ động tổ chức dạy học, ôn tập và định hướng, phân luồng học sinh.
Là địa phương có quy mô giáo dục lớn nhất cả nước, số lượng học sinh tăng mạnh mỗi năm, Hà Nội đang đối diện với thách thức lớn khi vừa phải đáp ứng đủ chỗ học, vừa triển khai hiệu quả công tác phân luồng học sinh phổ thông.
Là địa phương có quy mô giáo dục lớn nhất cả nước với hơn 2,3 triệu học sinh, số lượng học sinh hằng năm tăng mạnh, Hà Nội ngày càng đối diện với thách thức lớn trong việc giải bài toán đáp ứng đủ chỗ học của học sinh đồng thời với việc phân luồng.
Phó Trưởng phòng GD&ĐT quận Tây Hồ Đặng Việt Hà cho biết, Ngày hội Toán học mở quận Tây Hồ là một chuỗi các hoạt động mở về Toán và STEM nhằm tạo cơ hội cho đông đảo học sinh, giáo viên, phụ huynh, các nhà toán học và nhà giáo dục cùng nhau thảo luận về những chủ đề thời sự trong toán học và dạy học toán
Thời gian qua, tại các địa phương liên tục xảy ra các vụ bạo lực học đường. Đáng chú ý, các vụ bạo lực học đường có xu hướng gia tăng không chỉ xảy ra giữa học sinh với học sinh mà cả giữa thầy cô giáo với học sinh.
Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018, quy định mới không phân biệt môn chính, môn phụ; không tính điểm trung bình chung tất cả các môn… của Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT được đánh giá là tiến bộ. Tuy nhiên, sau 3 năm vận hành, nhiều ý kiến cho rằng, quy định này có thể dẫn đến việc học sinh sẽ học thêm nhiều hơn để đạt các danh hiệu 'Học sinh Xuất sắc', 'Học sinh Giỏi'.
Ngày 8/6, tất cả 201 trưởng điểm thi trên địa bàn TP Hà Nội chính thức nhận nhiệm vụ để tổ chức kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2023-2024.
Cán bộ, giáo viên, nhân viên của các trường học được chọn làm điểm thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông công lập năm học 2023-2024 trên địa bàn thành phố Hà Nội, đang tất bật chuẩn bị cơ sở vật chất, kiểm tra trang thiết bị, dụng cụ y tế, dọn vệ sinh… để bảo đảm phục vụ tốt nhất cho các thí sinh. Triển khai dọn vệ sinh, kiểm tra trang thiết bị tại điểm thi Trường Trung học phổ thông Phan Đình Phùng, quận Ba Đình.
Có nhiều ý kiến trái chiều về việc lắp camera giám sát trong lớp học rồi cấp quyền xem cho phụ huynh.
Ở 'chặng nước rút', áp lực thi vào lớp 10 trường THPT công lập tiếp tục đè nặng lên tâm lý phụ huynh và học sinh sau khi Sở GDĐT Hà Nội công bố số lượng học sinh đăng ký dự thi của từng trường năm học 2023-2024.
Dù số lượng học sinh theo chương trình song ngữ Tiếng Pháp giảm hơn so với những năm trước, nhưng nhà trường vẫn xác định đây là một mô hình cần duy trì.
Chỉ cần thao tác đơn giản, dùng điện thoại chụp câu hỏi, các ứng dụng giải bài tập sẽ nhanh chóng đưa ra đáp án cho người học. Sự tối ưu của các ứng dụng giải bài tập trên điện thoại thông minh đang khiến một bộ phận học sinh có tâm lý lạm dụng, học tập đối phó, gây nhiều lo ngại.
Thời điểm này là giai đoạn 'nước rút' cho các sĩ tử tại Hà Nội ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10. Đây cũng là lúc thí sinh đổ xô vào kỳ thi thử của các trường chuyên trên địa bàn tổ chức.
Ngày mai (5/9), Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường, là ngày khai giảng năm học mới của học sinh các cấp. Tại Hà Nội, lễ khai giảng năm nay có điểm đặc biệt bởi được tổ chức theo hình thức online để phòng chống dịch COVID-19.
Một sớm đầu tuần, cô giáo Trịnh Diệu Hằng, Phó hiệu trưởng Trường THCS Chu Văn An (quận Tây Hồ, TP Hà Nội) nhận được một hộp quà bất ngờ. Bên trong hộp quà là hàng trăm bức thư được cắt, dán ngộ nghĩnh của học sinh Trường THCS An Ninh (huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình) gửi đến nhằm cảm ơn sự giúp đỡ về vật chất và tinh thần của nhà trường...
'Chúng tớ mong rằng các cậu không phải đối mặt với nhiều thử thách gian nan như vậy mà cũng như chúng tớ được đoàn tụ với gia đình, người thân, bạn bè cùng cuộc sống ấm no hạnh phúc bên tất cả mọi người thân yêu'.
Chương trình 'Đồng hành cùng học sinh vượt lũ đến trường' do các nhà báo theo dõi giáo dục tại Hà Nội khởi xướng cùng với các đơn vị đồng hành đã đưa tới 3 trường học ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.