Sau 2 năm triển khai, mô hình 'Xây dựng và phát triển thâm canh hồ tiêu bền vững' tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã giúp người dân thay đổi phương thức canh tác, tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ, giảm phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật để vườn cây phát triển bền vững. Bước đầu, mô hình đã phát huy hiệu quả, mở ra hướng đi mới cho người trồng hồ tiêu.
Những năm qua, việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất được Trung tâm Khuyến nông tỉnh Gia Lai chú trọng triển khai. Qua đó, nhiều mô hình mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực, được nông dân áp dụng vào sản xuất đại trà, góp phần nâng cao năng suất và giá trị trên một đơn vị diện tích.
Bộ Nông nghiệp và PTNT vừa có quyết định phê duyệt Dự án Khuyến nông Trung ương bổ sung thực hiện từ năm 2021. Theo đó, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Gia Lai được hỗ trợ 3 tỷ đồng để thực hiện Dự án chăn nuôi heo bản địa thương phẩm dưới hệ thống điện mặt trời.
Những năm qua, các hợp tác xã (HTX) và bà con nông dân đã tận dụng diện tích mặt nước sông, suối, hồ đập để đầu tư nuôi cá lồng. Đây là hướng đi tiềm năng nhằm tăng thu nhập và góp phần đa dạng sản phẩm trong nông nghiệp.
'Bén duyên' với mảnh đất Gia Lai khoảng 7 năm nay, những vườn 'cam ông Lộc' đã giúp nhiều hộ dân thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Mùa thu hoạch cam tập trung vào dịp đón năm mới nên nông dân càng thêm phấn khởi.
Khi nguồn cung vượt ngưỡng cầu, nếu không có sản phẩm độc đáo, mang tính bứt phá thì ngành sản xuất hồ tiêu Gia Lai khó lòng giữ được thị phần trước sức ép cạnh tranh về giá trên thị trường nội địa lẫn xuất khẩu. Để tìm cơ hội cho chính mình, nông dân Trần Quang Sơn (thôn 5, xã Nam Yang, huyện Đak Đoa) đã quyết định lội ngược dòng, kỳ công làm ra tiêu đỏ chất lượng cao. Đây là dòng tiêu đắt tiền, chỉ chiếm 1% sản lượng hồ tiêu thế giới.