Bỏ công nghiên cứu sách báo, phim ảnh về các loại tội phạm trên thế giới, mọi mánh khóe, thủ đoạn hoạt động của các tay cao thủ được tên tướng cướp tích lũy, vận dụng gây án. Sau 139 ngày đêm, lực lượng CSHS đã đạt được cái đích cuối cùng: khóa tay kẻ nuôi mộng 'đại gian hùng' và băng nhóm, giải mã chuyên án nhức nhối, đầy bí hiểm, mở toang cánh cửa cho nhiều vụ án!
Một ngày trời ròng rã, tổ công tác của Phó Phòng CSHS Phan Thanh mới về tới ấp Ngăn Rô, vừa bí mật phong tỏa nơi gia đình Nguyễn Thanh Tân tá túc, vừa lặng lẽ tiến hành các biện pháp truy xét. Mẹ vợ Tân già yếu, ốm nhom, trong 8 đứa con của Tân có đủ Bé Sáu, Đức mập, Út Tân, nhà tọa lạc gần sông, cạnh xưởng chế biến mía đường, ống khói vươn cao đen nhẻm... Từ những thông tin có được, các chiến sĩ hình sự xác định: nhà của Tân chính là nơi đã giam giữ cháu Tô Rô!
Nhắm thẳng vào hai tên cướp đang rạp mình trên chiếc Honda 67, Đội phó Thịnh quyết định nổ súng, một viên trúng pô xe, viên kia găm vào lưng tên ngồi sau. Hắn nẩy người lên rồi một tay ôm chặt bụng gã cầm lái, tay còn lại móc lựu đạn thả xuống đất. Các xe trinh sát đang đuổi theo buộc phải dừng lại, mọi người cùng nằm rạp để tránh...
Lực lượng trinh sát được tăng cường về nơi vợ chồng Trần Đức Thuận - Nguyễn Thị Ái My nương náu trước khi bị bắt để mở rộng điều tra. Đi sâu vào quần chúng, các chiến sĩ hình sự được nhiều người cung cấp nguồn tin quan trọng: sau Noel 1977, vợ chồng Thuận có đưa về một bé trai chừng bốn, năm tuổi, mặt mũi khôi ngô, nói năng, phong thái ra dáng con nhà khá giả; em gái Ái My tên Nguyễn Thị Mỹ Phượng giải thích với bạn bè đó là con của em chồng Ái My...
Tài liệu vụ bắt cóc con trai nghệ sĩ Kim Cương được Trung tá Trịnh Thanh Thiệp đặt cạnh hồ sơ chuyên án Thanh Nga. Lật đi lật lại từng trang giấy, trung tá lấy bút đỏ khoanh tròn từng tình tiết rồi hí hoáy ghi chép vào cuốn sổ. Lòng anh chộn rộn niềm vui khi phát hiện mối liên hệ giữa hai vụ án, từ đối tượng đến âm mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt động. Thủ phạm ở cả hai vụ đều gồm một tên cao, một thấp, cùng trạc tuổi 30; phương tiện gây án đều là honda 67 màu đen và súng ngắn...
Vụ án câu dầm làm đau đầu Ban giám đốc CATP và lãnh đạo các đơn vị nghiệp vụ. Nhìn lại chặng đường hơn một tháng qua, lực lượng công an đã dốc hết sức mình, làm việc không ngưng nghỉ, khối bảo vệ chính trị phá rã hàng chục băng nhóm xâm phạm an ninh quốc gia. Hai ngày họp án một lần, tin tức liên tục cập nhật, nhiều khi tưởng đã sờ tới gáy hung thủ, nhưng lần nào tia hy vọng lóe lên rồi sớm muộn cũng tắt ngúm. Cho đến nay thì các mũi điều tra chuyên án Thanh Nga đều đã đi vào ngõ cụt.
Lẽ ra vụ án sát hại vợ chồng nữ NS Thanh Nga (được lập chuyên án điều tra với bí số TN.11) đã được nhanh chóng làm rõ nếu như ngay từ đầu công tác khám nghiệm hiện trường do Công an quận 1 thời đó thực hiện được làm kỹ hơn. Tiếc rằng ngoài những vết máu, 1 vỏ đạn, 1 đầu đạn, 1 mũ mềm mà bọn cướp để lại hiện trường được thu giữ, thì những người thực hiện khám nghiệm hiện trường đã bỏ qua một vật chứng vô cùng quan trọng là chai xá xị... Chính từ 'sai một li' này đã dẫn đến 'đi vạn dặm', lực lượng phá án phải tốn thêm rất nhiều công sức, thời gian, tiền của và cả xương máu của 2 chiến sĩ cảnh sát phòng cháy, chữa cháy...
Ngày 05/8/2015, một con đường ở khu dân cư Gia Hòa - đường Đỗ Xuân Hợp, quận 9, TPHCM được đặt tên cố NSƯT Thanh Nga. Nữ nghệ sĩ (NS) có ảnh hưởng rất lớn trong lòng công chúng này đã bị 2 tên cướp bắn chết cùng chồng vào đêm 26/11/1978, khi bà mới diễn xong vai Thái hậu Dương Vân Nga với bộ trang phục đỏ và vẫn đang cùng chồng, con ngồi trong xe hơi. Quá trình điều tra, truy bắt 2 tên sát nhân này cùng đồng bọn kéo dài 139 ngày đêm là thử thách rất lớn, tốn rất nhiều công sức, tiền của và cả xương máu của cán bộ, chiến sĩ (CBCS) Công an TPHCM trong vụ án rúng động dư luận cả nước với những bất ngờ, kỳ lạ này!
Chỉ trong 9 tháng (từ tháng 9/1976 đến tháng 6/1977), băng cướp lớn nhất trong hàng trăm ổ, nhóm tội phạm có súng, đạn tại TPHCM (lúc đó hơn 3 triệu dân) đã gây ra 96 vụ cướp, bắn chết 2 người, làm bị thương nặng 3 người và rất nhiều người khác bị thương nhẹ.
Từ khi ra đời cho đến nay, với cái tên SBC (săn bắt cướp) huyền thoại những năm đầu sau giải phóng cho tới Cảnh sát hình sự (CSHS) Công an TP Hồ Chí Minh hiện nay, lực lượng này luôn là chủ công trong công tác phòng, chống tội phạm, phát huy vai trò nòng cốt, 'quả đấm thép' xuyên suốt, vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, chủ động tấn công, triệt phá nhiều chuyên án lớn, truy bắt nhiều đối tượng phạm tội đặc biệt nguy hiểm, lập nên những chiến công xuất sắc, đảm bảo an ninh trật tự (ANTT) của thành phố mang tên Bác Hồ kính yêu…
Từ trước ngày 30/4/1975, trong xã hội miền Nam nói chung, thành phố (TP) Sài Gòn - Gia Định nói riêng đã xuất hiện những băng nhóm tội phạm rất nguy hiểm với những tên cầm đầu liều lĩnh, mù quáng bắt chước theo các 'người hùng' dao búa, súng đạn trên phim ảnh, tiểu thuyết.
Từ sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất (30-4-1975) đến nay, Công an TP Hồ Chí Minh đã trưởng thành về mọi mặt; đặc biệt trong lĩnh vực giữ gìn trật tự an toàn xã hội, Công an thành phố đã để lại những dấu ấn đậm nét với việc ra đời lực lượng săn bắt cướp (SBS), tiếp đến là Cảnh sát Hình sự đặc nhiệm và hiện tại có thêm lực lượng 363. Có thể nói, đây là những lực lượng nổi bật, 'khắc tinh của tội phạm', đã góp phần giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ bình yên của thành phố mang tên Bác.
Ngày 26-6, thiếu tướng Trịnh Thanh Thiệp (ảnh), nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát nhân dân (Bộ Công an) đã qua đời ở tuổi 91. Dường như ông sinh ra để làm cảnh sát hình sự.
Đại úy Phan Thanh, tức Ba Tung là đội trưởng đầu tiên của lực lượng SBC huyền thoại. Ông trải qua lắm thăng trầm và thành nguyên mẫu của nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật...