BBK -Thời gian qua, các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Bắc Kạn đã duy trì, tổ chức nhiều hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ. Trong đó chú trọng đẩy mạnh hoạt động truyền thông, nâng cao kiến thức về bình đẳng giới, tăng cơ hội cho phụ nữ được tiếp cận với các nguồn lực xã hội…
Một bản làng nằm gọn giữa những dãy núi xanh trùng điệp. Chỉ hơn 160 hộ dân mà có 9 dân tộc anh em sinh sống với biết bao câu chuyện về phong tục tập quán, nét văn hóa đặc trưng. Cùng với đó là khát vọng, con đường làm giàu sáng tạo của dân bản nơi đây.
Nghề thêu của đồng bào dân tộc Dao, thôn Tân Thành, xã Thạch Lập (Ngọc Lặc) được lưu truyền qua bao thế hệ. Mỗi vạt áo, gấu quần được thêu tỉ mỉ không chỉ thể hiện sự khéo léo, tinh tế, sáng tạo của người phụ nữ dân tộc Dao mà còn gửi gắm vào đó biết bao tâm tình, nét đẹp trong đời sống văn hóa của đồng bào dân tộc nơi đây.
Vài tia nắng vàng vọt ló ra chưa kịp nhuốm vàng mặt đất đã bị đám mây màu khói đèn nuốt chửng. Không gian bất chợt tối sầm. Rừng vật vã, trắng nhợt dưới làn nước mịt mùng. Vệt đường lọt thỏm giữa hai bờ cây cao vút trước mặt chúng tôi bỗng chốc thành con sông nhỏ. Chiếc U oát nhảy chồm chồm, nghiêng ngả như chú cóc giữa dòng nước đỏ ngầu bùn đất. Trái với sự lo lắng của chúng tôi, người lái xe vẫn tỏ ra bình thản: 'Dẫu sao thì bây giờ thế cũng đã lý tưởng lắm rồi. Một năm trước, con đường còn chưa có hình thù nữa kia'.
Những năm qua, cùng với việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ lợi ích của công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoàng Su Phì đã phát động sâu rộng phong trào thi đua 'Phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn', 'Chung sức xây dựng NTM tỉnh Hà Giang'; qua đó góp phần làm thay đổi diện mạo vùng nông thôn trên địa bàn, cùng huyện nhà thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, mục tiêu trong chương trình xây dựng NTM.
Nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn có hoàn cảnh khó khăn nên không đủ tiền để chạy chữa, vì thế ước mơ có con càng xa vời. Thấu hiểu cho những hoàn cảnh như vậy, liên tiếp trong 2 năm qua, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội đã thực hiện chương trình hỗ trợ thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm hoàn toàn miễn phí cho các cặp vợ chồng nghèo. Nhờ đó, không ít cặp vợ chồng đã nở nụ cười hạnh phúc khi được làm cha, làm mẹ sau hành trình chữa trị đầy gian nan.
Sau 10 năm 'gian khó đến vô cùng', cô gái dân tộc Dao Triệu Thị Liên đã sinh hạ được hai cô con gái xinh xắn Linh Đan (2,8 kg) và Linh Chi (3,1 kg) ngày 9-6 vừa qua, đánh dấu một chặng đường mới của một người mẹ tưởng chừng không có cơ hội có con vì quá nghèo.
Đôi vợ chồng nghèo ở Yên Bái vừa chào đón 2 bé gái song sinh sau 10 năm mòn mỏi chờ đợi.
Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội thụ tinh ống nghiệm cho 10 cặp vợ chồng hiếm muộn, khám 5.000 ca tầm soát hiếm muộn miễn phí.
Trong 'Tuần lễ vàng - ươm mầm hạnh phúc 2020' khai mạc vào ngày 12/6, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội sẽ miễn phí thụ tinh trong ống nghiệm cho 10 trường hợp có hoàn cảnh khó khăn, đồng thời, còn miễn phí 5.000 suất tư vấn, khám, siêu âm, bộ xét nghiệm nội tiết tố 6 chỉ số (nữ); xét nghiệm tinh dịch đồ, soi tươi đường sinh dục; miễn phí 20 ca mổ nội soi thăm dò buồng tử cung, 20 ca mổ microtese. Bệnh viện cũng dành tặng voucher trị giá 5 triệu đồng cho những trường hợp thụ tinh trong ống nghiệm dịp này.
Từ ngày 12/6 đến ngày 12/7, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội sẽ bắt đầu nhận hồ sơ xét duyệt hỗ trợ thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm hoàn toàn miễn phí cho 10 cặp vợ chồng mắc vô sinh, hiếm muộn có hoàn cảnh khó khăn.
Nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn do tắc vòi trứng, do vô sinh nam, do bất đồng nhiễm sắc thể bố mẹ hay bố mẹ cùng mang gen thalassemia đều có thể sinh con hoàn toàn bình thường, khỏe mạnh nhờ vào những kỹ thuật hiện đại của thụ tinh trong ống nghiệm.
Có con là một niềm hạnh phúc vô bờ đối với mỗi ông bố, bà mẹ. Thế nhưng không phải ai cũng may mắn sớm được tận hưởng niềm hạnh phúc ấy. Gần 10 năm tìm con cũng là khoảng thời gian chị Triệu Thị Liên nén chặt nỗi đau và nước mắt để chờ đợi một phép màu.
Từ uống thuốc nam, thuốc bắc, xin con nuôi… thậm chí đã nghĩ và nói chuyện khuyên chồng đi thêm bước nữa để có hạnh phúc gia đình chọn vẹn… đó là những suy nghĩ trong lúc cùng cực, bế tắc nhất của chị Triệu Thị Liên (29 tuổi, ở Yên Bái), sau gần 10 năm đằng đẵng chạy chữa hiếm muộn con.
Sau nỗi đau hỏng thai lần đầu, lần thứ hai biết mình mang thai vào năm thứ chín của hôn nhân, Triệu Thị Liên nén chặt niềm hạnh phúc vào tận sâu trái tim mình. Cuối cùng, em đã có được mầm sống đầu tiên hiện hữu trong cơ thể sau chín năm đằng đẵng chờ đợi bằng phép màu của thụ tinh trong ống nghiệm.