Chiều ngày 15/11/2024, Hội LHPN tỉnh Hà Giang tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 10 khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026, bầu bổ sung Ủy viên Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh, bầu chức danh Chủ tịch Hội LHPN tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021-2026.
Để kích cầu du lịch cuối năm, các công ty lữ hành chủ động triển khai nhiều giải pháp đổi mới sản phẩm, kết hợp với tăng trải nghiệm và dịch vụ.
Nối tiếp thành công của các kỳ lễ hội trước, năm 2024, Hà Giang tiếp tục tổ chức Lễ hội Hoa Tam giác mạch lần thứ X với chủ đề 'Miền hoa thương nhớ'.
Lễ hội hoa tam giác mạch Hà Giang là một trong những sự kiện văn hóa hấp dẫn của mảnh đất địa đầu Tổ quốc.
Những năm qua, mô hình du lịch thiện nguyện đã phát triển ở nhiều nơi trên cả nước, trong đó có Hà Giang - một trong những tỉnh miền núi khó khăn lại vừa phải hứng chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai.
Hà Giang giảm 30% giá khách sạn để kích cầu du lịch, thu hút khách đến thăm mùa hoa Tam giác mạch.
Hoạt động du lịch tại Hà Giang vẫn diễn ra bình thường. Song, trước tình hình sạt lở diễn biến phức tạp, chính quyền lên tiếng cảnh báo nhằm đảm bảo an toàn cho du khách.
Do mưa lớn kéo dài, cung đường du lịch nổi tiếng đèo Mã Pì Lèng (huyện Mèo Vạc, Hà Giang) xuất hiện nhiều điểm sạt lở, nước từ trên núi tràn xuống gây ngập mặt đường khiến nhiều du khách bị mắc kẹt.
Các điểm du lịch phía Bắc như Mù Cang Chải, Hoàng Su Phì, Sa Pa... đón khách trở lại sau bão số 3, nhưng lượng khách chưa khả quan do nhiều người còn e ngại nguy cơ mất an toàn.
Hà Giang là điểm đến sở hữu kỳ quan thiên nhiên đa dạng, lòng hiếu khách ấn tượng và các dịch vụ du lịch đầu tư bài bản, khoa học.
Dạy, học tiếng dân tộc thiểu số góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của người đồng bào ở Hà Giang.
Đà Nẵng và 6 tỉnh vùng Việt Bắc sẽ liên kết xây dựng các sản phẩm du lịch mới, mở tuyến du lịch đặc sắc để mang lại trải nghiệm đa dạng cho du khách.
Mưa lũ xảy ra liên tiếp những ngày qua gây thiệt hại lớn trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Riêng từ ngày 9 - 11/6, mưa lũ đã khiến 3 người chết trên 1.400 ngôi nhà bị ảnh hưởng; hơn 278 ha lúa, rau màu bị thiệt hại; hàng chục nghìn m3 đất, đá sạt lở trên các tuyến đường từ quốc lộ, tỉnh lộ, đường liên thôn, liên xã.
Mưa lớn xảy ra vào cuối tuần ở Hà Giang đã khiến nhiều du khách trong nước và quốc tế bị mắc kẹt.
Nước lũ tràn về bất ngờ, chia cắt tuyến đường chính xuống sông Nho Quế. Lực lượng CSGT ở Hà Giang đã xuyên đêm 'giải cứu' hơn 1.000 du khách trong nước và quốc tế bị mắc kẹt.
Trong những năm qua, với những đột phá trong phát triển du lịch, đời sống của người dân tỉnh Hà Giang đã có nhiều cải thiện, góp phần chung vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo ở địa phương.
Trong những năm qua, ngành du lịch của Hà Giang đã có những bước phát triển mang tính đột phá. Nhờ đẩy mạnh phát triển du lịch đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo của địa phương.
Đến với Hà Giang du khách luôn ấn tượng với những ngôi nhà trình tường mái ngói âm dương đặc trưng nằm giữa những ngọn núi chập trùng. Nhà trình tường đang góp sức làm cho du lịch Hà Giang thêm hấp dẫn...
Lễ hội Văn hóa, du lịch và ẩm thực quốc tế được tỉnh Hà Giang lần đầu tiên được tổ chức.
Với chủ trương 'lấy văn hóa để phát triển du lịch, lấy du lịch để bảo tồn phát triển văn hóa', tỉnh Hà Giang tập trung xây dựng hệ thống sản phẩm du lịch có tính cạnh tranh cao, theo hướng chuyên nghiệp, chất lượng, hiệu quả, đảm bảo phát triển du lịch xanh bền vững.
Lễ hội Văn hóa, du lịch ẩm thực quốc tế Hà Giang nhằm trưng bày giới thiệu, trình diễn, giao lưu văn hóa, ẩm thực giữa các địa phương trong nước, quốc tế, qua đó tăng cường xúc tiến giới thiệu 'Hà Giang - điểm đến du lịch hàng đầu châu Á'.
Chương trình du lịch bằng xe đạp 'Một hành trình - Hai quốc gia' bắt đầu từ Cửa khẩu Quốc tế Thiên Bảo (Trung Quốc) sang Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy (Việt Nam) đến thành phố Hà Giang.
Sau khi đăng loạt bài 'Check-in trên những cung đèo', Báo SGGP đã nhận được ý kiến phản hồi từ các địa phương có cung đèo đi qua, cũng như ý kiến từ các chuyên gia nhằm đưa ra những phương án, gợi ý góp phần khai thác 'đặc sản' đèo Việt để trở thành điểm đến an toàn, hấp dẫn cho du khách trong nước, cũng như quảng bá vẻ đẹp thiên nhiên Việt Nam ra thế giới.
Năm 2023, tỉnh Hà Giang được Tổ chức Giải thưởng Du lịch Thế giới (World Travel Awards-WTA) vinh danh là 'Điểm đến mới nổi hàng đầu châu Á', đây là vinh dự lớn, đồng thời cũng khẳng định sức hút của vùng đất cực bắc của Tổ quốc đối với du khách trong nước, quốc tế.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành các quyết định công nhận thêm 3 di sản văn hóa của Hà Giang vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Hà Giang là vùng đất giàu tài nguyên du lịch do có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt và hùng vĩ, cùng với vốn văn hóa truyền thống đặc sắc của 19 dân tộc. Trong những năm qua, tỉnh đã quan tâm, ban hành nhiều nghị quyết, chương trình, kế hoạch nhằm đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Sau gần 2 năm triển khai, việc thực hiện Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần xây dựng và phát triển bền vững đất nước. Trong đó, công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa để phát triển du lịch tại các địa phương là một trong những điểm nhấn quan trọng.
Theo các chuyên gia du lịch, hiện nay du lịch vùng Đông Bắc vẫn chưa phát triển được các sản phẩm tương xứng với tiềm năng. Vì vậy, việc đẩy mạnh hợp tác du lịch với TP Hồ Chí Minh sẽ làm tăng nguồn khách phía Nam, đồng thời khai thác hiệu quả các tiềm năng du lịch của 8 tỉnh Đông Bắc trong thời gian tới.
Khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 11 được xem là mùa thấp điểm của du lịch. Để thu hút du khách, các doanh nghiệp lữ hành xây dựng tour mùa Thu đặc sắc để kích cầu du lịch.
Chương trình du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 đã và đang góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tích hợp đa giá trị, bao trùm và phát triển bền vững.
Để ngành du lịch hồi phục, phát triển đòi hỏi các địa phương, doanh nghiệp nâng cấp sản phẩm truyền thống, xây dựng tour mới Đó là ý kiến của các chuyên gia tại Hội nghị triển khai Nghị quyết 82/NQ-CP ngày 18/5/2023 của Chính phủ do Hiệp hội Du lịch Việt Nam đã tổ chức ngày 5/7.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang đang vào cuộc điều tra, xác minh danh tính du khách và những cá nhân, tổ chức có liên quan trong vụ việc 1 du khách ngồi lên tấm bia khắc hình Quốc huy ở cột cờ Lũng Cú.
Trong những năm qua, lượng du khách đến với huyện Yên Minh (Hà Giang) ngày càng gia tăng về số lượng. Tuy nhiên, công tác phát triển du lịch tại Yên Minh vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Việc một bộ phận người trẻ khi đến với Hà Giang, Lào Cai đã check-in với những trang phục nước ngoài theo trào lưu đang làm giảm đi giá trị truyền thống đã có từ lâu đời của đồng bào vùng cao.
Tỉnh Hà Giang yêu cầu các hộ kinh doanh chấm dứt việc cho khách thuê trang phục Tây Tạng, Mông Cổ khi trải nghiệm sông Nho Quế.
Kinhtedothi – 4 hộ kinh doanh cho thuê trang phục dân tộc tại bến thuyền lòng hồ thủy điện Nho Quế 1, tỉnh Hà Giang đã ký cam kết chỉ cho thuê quần áo các dân tộc truyền thống của Việt Nam và tỉnh Hà Giang phục vụ du khách tham quan, chụp ảnh trên lòng hồ từ 1/4.
Sau khi được chính quyền tuyên truyền vận động, các hộ kinh doanh cho thuê trang phục tại lòng hồ thủy điện sông Nho Quế, huyện Mèo Vạc (Hà Giang) đã cam kết chấp hành quy định về kinh doanh cho thuê quần áo các dân tộc truyền thống của Việt Nam phục vụ du khách tham quan, chụp ảnh.
Kinhtedothi – Sau khi được ngành VHTT&DL tỉnh Hà Giang cũng như chính quyền địa phương vận động, các hộ kinh doanh ở khu vực sông Nho Quế đã đồng thuận, ủng hộ việc chỉ cho thuê trang phục truyền thống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh.
Với những thuận lợi về cảnh quan thiên nhiên, tính nguyên sơ, bản sắc văn hóa truyền thống, phong tục tập quán, lễ hội, được bảo tồn lưu giữ nét văn hóa đặc trưng của dân tộc khu vực miền núi, Hà Giang đã thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp lữ hành và khách du lịch, bước đầu hình thành một số điểm du lịch cộng đồng tiềm năng.