Lợi thế từ lâm nghiệp đang giúp người dân huyện Bình Gia (tỉnh Lạng Sơn) tận dụng để phát triển cây quế và giảm nghèo. Dù từ khi trồng đến khi thu hoạch là một quãng thời gian dài như mỗi khi đến mùa quế, chuyện người dân thu về hàng trăm triệu đồng từ cây quế là không hiếm.
Huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn có diện tích đất lâm nghiệp lớn, toàn huyện có trên 98.000ha diện tích rừng và đất lâm nghiệp, chiếm 89% tổng diện tích tự nhiên. Diện tích rừng sản xuất lớn, nguồn lao động dồi dào là lợi thế để địa phương này phát triển lâm nghiệp. Phát huy thế mạnh về điều kiện tự nhiên và thổ nhưỡng của địa phương, những năm qua, cấp ủy, chính quyền huyện Bình Gia đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế rừng gắn với phát triển rừng bền vững. Qua đó, góp phần không nhỏ trong phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương, đồng thời, không ngừng nâng cao tỷ lệ che phủ rừng trên địa bàn toàn huyện.
Chị Điều (sinh năm 1979) xuất thân từ một gia đình thuần nông tại xã Y Tịch, huyện Chi Lăng. Sau khi học hết lớp 12, do điều kiện kinh tế không cho phép nên chị phải tạm gác lại việc học. Đến năm 2002, chị Điều mới có điều kiện tham gia học chuyên ngành quản lý đất đai tại Trường Trung học Địa chính Trung ương I (nay là Đại học Nông nghiệp Hà Nội). Năm 2004, chị bắt đầu làm việc tại phường Chi Lăng. Trải qua nhiều vị trí công tác, hiện chị là cán bộ địa chính tại xã Quảng Lạc, thành phố Lạng Sơn.
Chiều 10/7, trong không khí kỷ niệm 72 năm Ngày thương binh liệt sĩ, ông Trần Thanh Mẫn, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam đã về xóm Mai Nưa, thị trấn Xuân Hòa, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng để hỗ trợ kinh phí làm nhà đại đoàn kết cho bà Lương Thị Nga- thân nhân liệt sĩ với niềm hy vọng, từ căn nhà này, gia đình bà Lương Thị Nga tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, vượt lên khó khăn để xây đắp một tương lai tốt đẹp hơn.