Trung Quốc và Nga đã xích lại gần nhau hơn trong bối cảnh căng thẳng âm ỉ với phương Tây, và cả hai đều đang hướng về phía Nam bán cầu – các quốc gia đang phát triển chiếm 40% GDP và 80% dân số thế giới.
Trung Á đang trở thành miền đất hứa của quốc gia tỷ dân cũng như nhiều quốc gia khác, do tiềm năng phát triển mạnh mẽ.
Khi giai điệu của ca khúc bất hủ Happy New Year của ban nhạc ABBA vang lên trong tiếng hò reo và tưng bừng pháo hoa chào đón năm mới 2024, cũng là lúc lãnh đạo các nước gửi đi thông điệp năm mới với nhiều hàm ý...
Ngày 21/11, Trung Quốc và Uzbekistan đã lần đầu tổ chức Đối thoại chiến lược cấp Bộ trưởng Ngoại giao tại thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc.
Bằng việc khởi động 'Những con đường tơ lụa mới' vào năm 2013, Chủ tịch Tập Cận Bình đã đưa Trung Quốc vào một cuộc phiêu lưu chưa từng thấy trong lịch sử. Chỉ trong một thập kỷ, Bắc Kinh đã chi hàng trăm tỷ euro từ châu Á đến châu Âu rồi qua tận châu Phi. Và số tiền này không chỉ đưa vào cho cơ sở hạ tầng.
Hôm thứ Năm (22/6), Trung Quốc đã hoàn thành đường ống nước sâu dài nhất nước này để vận chuyển dầu và khí đốt.
Mỹ không cần và không thể tìm kiếm thế thượng phong ở mọi nơi. Xét riêng yếu tố địa lý, có một số vùng mà ảnh hưởng của Mỹ sẽ kém hơn Nga và Trung Quốc. Phương án tối ưu dành cho Mỹ là tập trung vào trọng điểm thay vì dàn trải nguồn lực.
Nhận lời mời của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, nguyên thủ quốc gia của cả 5 nước Trung Á sẽ tham dự lần đầu tiên một hội nghị thượng đỉnh mà sẽ 'vạch ra một kế hoạch chi tiết mới cho quan hệ Trung Quốc - Trung Á'.
Nga-Ukraine tuyên bố khác nhau về tình hình Bakhmut, các nhà lãnh đạo G7 và EU lần đầu thăm Bảo tàng Hiroshima, Thượng đỉnh Trung Quốc-Trung Á, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un xuất hiện cùng con gái, SEA Games 32… là những ảnh ấn tượng trong tuần do CNN, Reuters, The Guardian… tổng hợp.
Trung Quốc và các nước Trung Á nhất trí thiết lập quan hệ đối tác phát triển về năng lượng, bảo đảm vận hành ổn định đường ống khí đốt Trung Quốc-Trung Á, triển khai hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo.
Hai thượng đỉnh G7 và thượng đỉnh Trung Quốc - Trung Á được tổ chức sát nhau phản ánh cuộc chiến tốc lực giành ảnh hưởng của Bắc Kinh và Washington, theo giới chuyên gia.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chủ trì Hội nghị thượng đỉnh TQ-Trung Á, công bố một kế hoạch lớn cho sự hợp tác và phát triển khu vực.
Tại Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc-Trung Á, nước chủ nhà và 5 quốc gia Trung Á cùng ký kết Tuyên bố Tây An, thông qua các kết quả đạt được sau hội nghị và vạch ra kế hoạch chi tiết cho sự phát triển trong tương lai của quan hệ Trung Quốc-Trung Á.
Thượng đỉnh G7 chính thức khai mạc, ông Zelensky sẽ tới Nhật Bản, diễn biến mới trên chính trường Thái Lan… là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.
Hôm nay (19/5), Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tiết lộ một kế hoạch lớn cho sự phát triển Trung Á, từ xây dựng cơ sở hạ tầng đến thúc đẩy thương mại.
Chủ tịch Tập Cận Bình nhấn mạnh cả Trung Quốc và 5 quốc gia Trung Á quyết tâm hợp tác để vượt qua những thách thức và thúc đẩy một cộng đồng Trung Quốc-Trung Á gần gũi hơn với một tương lai chung.
Ngày 19/5, tại Hội nghị thượng đỉnh với các nước Trung Á, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã công bố kế hoạch hợp tác để giúp đưa các nước ở khu vực này lên tầm phát triển mới.
Ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực vốn có quan hệ sâu sắc với Moscow không có nghĩa là Nga kém quan trọng hơn. Đây là nơi Trung Quốc và Nga có lợi ích chung.
Ngày 19/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã công bố kế hoạch hợp tác để giúp đưa các nước Trung Á lên tầm phát triển mới, từ xây dựng mạng lưới cơ sở hạ tầng đến thúc đẩy thương mại.
Vào tối 18/5, Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc-Trung Á đã khai mạc nhằm tạo dựng tầm ảnh hưởng của khu vực trong bối cảnh các nhà lãnh đạo Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) cũng nhóm họp ở Nhật Bản.
Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 19/5.
Chủ tịch Tập Cận Bình khẳng định Trung Quốc sẵn sàng cùng Kyrgyzstan xây dựng một cộng đồng cùng chung tương lai, với quan hệ láng giềng thân thiện và thịnh vượng chung.
Trung Quốc cho biết kim ngạch thương mại với Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Turkmenistan và Uzbekistan đạt 70 tỷ USD vào năm 2022 và tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái trong quý đầu tiên của 2023.
Ngày 18/5, các nhà lãnh đạo từ Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Turkmenistan và Uzbekistan đã có mặt tại thành phố lịch sử Tây An (Trung Quốc) để tham gia Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc-Trung Á.
Các nguyên thủ quốc gia Trung Á đã đến thành phố lịch sử Tây An của Trung Quốc ngày 18/5 để tham dự hội nghị thượng đỉnh với nhà lãnh đạo Tập Cận Bình, cùng cam kết về tình hữu nghị lâu dài giữa các bên.
Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc - Trung Á diễn ra tại thành phố Tây An, thủ phủ tỉnh Thiểm Tây của Trung Quốc trong hai ngày 18 - 19/5 đánh dấu cuộc gặp cấp nguyên thủ quốc gia trực tiếp đầu tiên giữa Trung Quốc và 5 nước Trung Á gồm Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Turkmenistan và Uzbekistan kể từ khi Bắc Kinh thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước này cách đây 31 năm. Đây là sự kiện ngoại giao lớn đầu tiên do Trung Quốc chủ trì trong năm nay, đồng thời đánh dấu một cột mốc quan trọng và mở ra giai đoạn hợp tác mới giữa hai bên.