Bài 3: Đổi thay nhờ điện lưới quốc giaĐBP - 3 năm gần đây, liên tiếp các dự án đầu tư điện về các bản vùng cao huyện Điện Biên Đông đã hoàn thành, bàn giao và đưa vào sử dụng. Ngày đóng điện là ngày người dân vỡ òa cảm xúc vui mừng, phấn khởi. Có điện, cuộc sống bà con vùng cao Điện Biên Đông bước sang một trang mới, tạo điều kiện thuận lợi để người dân phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo.
Nắm được lợi thế tự nhiên có thể thu hút du khách tới tham quan, check-in, trải nghiệm, nhiều hộ người Mông tại bản Tìa Ló (xã Noong U, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) đã mạnh dạn học cách làm du lịch cộng đồng.
Điện Biên Đông là huyện vùng cao, khó khăn của tỉnh; hệ thống hạ tầng chưa được đầu tư đồng bộ, nhất là hệ thống điện lưới quốc gia. Trước năm 2020, Điện Biên Đông là huyện có tỷ lệ hộ dân sử dụng điện lưới quốc gia thấp nhất tỉnh. Trước thực trạng đó, đầu nhiệm kỳ 2020 - 2025, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Điện Biên Đông ban hành Nghị quyết số 02-NQ/HU ngày 28/4/2021 (Nghị quyết 02) về xóa bản 'trắng' điện lưới quốc gia. Đảng bộ huyện đã lãnh đạo, chỉ đạo chính quyền các cấp, cơ quan, đơn vị liên quan triển khai linh hoạt các giải pháp thực hiện mục tiêu phủ kín điện lưới đến các bản vùng cao, vùng sâu. Sau hơn nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết 02, số bản, hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia liên tục tăng. Dự kiến đến cuối năm 2024, huyện Điện Biên Đông sẽ có 100% bản và trên 95% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia, hoàn thành mục tiêu nghị quyết trước 1 năm.
Nhằm lưu giữ, phát huy những nét văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc, gắn văn hóa với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, ngày 1/9 tại đỉnh Keo Lôm, xã Keo Lôm, UBND huyện Điện Biên Đông tổ chức khai trương và đi vào hoạt động Chợ phiên Keo Lôm.
Ngày 1/9, UBND huyện Điện Biên Đông tổ chức Lễ khai trương chợ vùng cao Keo Lôm (tại bản Keo Lôm 2, xã Keo Lôm). Dự lễ khai trương có đồng chí Lò Văn Mừng, Ủy viên BTV, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Điện Biên.
Thực hiện chương trình làm nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo năm 2023, huyện Điện Biên Đông đã tích cực rà soát, bình xét, đồng thời lồng ghép các nguồn vốn để tổ chức thực hiện việc làm nhà cho hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn chưa có nhà ở trên địa bàn. Đến nay từ nguồn vốn Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, nhiều ngôi nhà kiên cố theo tiêu chuẩn '3 cứng' đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng giúp các hộ nghèo, gia đình chính sách, yếu thế yên tâm lao động sản xuất ổn định cuộc sống.
Trước diễn biến phức tạp của bệnh dại khi trên địa bàn tỉnh ghi nhận một số ca tử vong do bệnh dại vì bị chó mèo cắn, thời gian qua huyện Điện Biên Đông đã chủ động triển khai công tác phòng chống bệnh dại.
Hỗ trợ sản xuất là một trong những nội dung quan trọng trong triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021 - 2025. Hoạt động hỗ trợ sản xuất gồm: Hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị; hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng; hỗ trợ phát triển sản xuất theo nhiệm vụ và hỗ trợ phát triển sản xuất đặc thù. Giai đoạn 2021 - 2025, cả 3 chương trình MTQG đều có nguồn vốn sự nghiệp để triển khai các hoạt động hỗ trợ sản xuất. Tuy nhiên, do nguồn vốn năm 2022 phân bổ muộn nên tỷ lệ giải ngân nguồn vốn sự nghiệp rất ít, phần vốn chưa được giải ngân được chuyển sang năm 2023. Đến nay, các địa phương vẫn gặp khó trong việc triển khai thực hiện các dự án hỗ trợ sản xuất đến các đối tượng của chương trình MTQG.
Sau 2 ngày thi chính thức (28 - 29/6), Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 tại Điện Biên đã kết thúc an toàn, nghiêm túc, không có trường hợp vi phạm quy chế. Tuy chỉ diễn ra trong 2 ngày nhưng để tổ chức thành công Kỳ thi, có công sức, sự chung tay của cả hệ thống chính trị. Đó là khâu tổ chức kỹ lưỡng của hội đồng thi, điểm thi; chỉ đạo sát sao của cấp ủy, chính quyền địa phương; phối hợp tham gia của các cơ quan, lực lượng chức năng và tiếp sức của thanh niên tình nguyện...
Nhân tháng Hành động vì trẻ em, Generali Việt Nam phối hợp với Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam (BTTEVN) phát động chiến dịch 'Sức khỏe trao mình – Trường mới trao em' nhằm gây quỹ xây dựng và cải tạo điểm trường mầm non Đồng Đờng (xã Mờ O, huyện Đkrông, tỉnh Quảng Trị). Dịp này, công ty cũng triển khai hàng loạt các sáng kiến cộng đồng thiết thực và ý nghĩa với mục tiêu góp phần mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho trẻ em Việt Nam.
Nhân tháng Hành động vì trẻ em, Công ty TNHH BHNT Generali Việt Nam (Generali Việt Nam) phối hợp với Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam (BTTEVN) phát động chiến dịch 'Sức khỏe trao Mình –Trường mới trao Em'.
Ngày 30/5, tại Trung tâm Văn hóa – Hội nghị huyện, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Điện Biên Đông tổ chức Hội nghị tổng kết 20 năm tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc (ĐĐKTDT) giai đoạn 2003 – 2023; đề ra phương hướng nhiệm vụ nâng cao chất lượng tổ chức Ngày hội trong giai đoạn mới.
Dịch bệnh bạch hầu tại xã Pu Nhi, huyện Điện Biên Đông đã được UBND tỉnh công bố tại Quyết định 825/QĐ-UBND ngày 18/5.
Bài 3: Níu giữ lòng dânĐBP - Với chức năng đại diện cho quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của Nhân dân, đại diện cho ý chí nguyện vọng của Nhân dân, Hội đồng Nhân dân (HĐND) các cấp không những phải thường xuyên đổi mới nội dung, phương thức hoạt động mà mỗi đại biểu cũng cần gìn giữ đạo đức, lối sống, là cá nhân tiêu biểu của địa phương, đơn vị nơi công tác, sinh sống và hoạt động...Bài 1: Cuộc 'đàm phán' trên đỉnh Pu CaiBài 2: Hiểu đúng giữa quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm
Cách TP Điện Biên Phủ trên 50km, huyện Điện Biên Đông có hệ thống di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh tiềm năng để khai thác, phát triển du lịch. Những năm gần đây, huyện chú trọng triển khai nhiều giải pháp để biến tiềm năng thành sản phẩm du lịch, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
ĐBP - Cách TP. Điện Biên Phủ trên 50km, huyện Điện Biên Đông có hệ thống di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh tiềm năng để khai thác, phát triển du lịch. Những năm gần đây, huyện chú trọng triển khai nhiều giải pháp để biến tiềm năng thành sản phẩm du lịch, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
ĐBP - Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề: 'Việc thực hiện chính sách pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016 - 2021', ngày 7/3, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Điện Biên thực hiện giám sát trên địa bàn huyện Điện Biên Đông.
ĐBP - Bí xanh là sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của xã Tìa Dình (huyện Điện Biên Đông). Năm 2019, bí xanh Tìa Dình được công nhận đạt chuẩn OCOP xếp hạng 3 sao, được nhiều người tiêu dùng lựa chọn sử dụng. Tuy nhiên, hiện nay việc phát triển bền vững sản phẩm bí xanh Tìa Dình đang gặp phải nhiều rào cản, vướng mắc.
ĐBP - Điện Biên Đông là một trong những huyện nghèo của tỉnh. Do đó, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) có ý nghĩa hết sức quan trọng trong giải quyết các vấn đề về đầu tư kết cấu hạ tầng, phục vụ sản xuất, đời sống của nhân dân, góp phần xóa đói, giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
ĐBP - Xuân Quý Mão là một mùa xuân trọn vẹn khi người nghèo, các gia đình chính sách, người có công với cách mạng được quan tâm chu đáo; từ trung tâm thành phố cho đến các bản vùng sâu vùng xa không có tình trạng giá cả tăng cao, an ninh được giữ vững. Người người, nhà nhà yên tâm vui xuân đón tết.
ĐBP - Những tia nắng ấm áp của mùa xuân xua đi cái giá lạnh mùa đông, thổi bừng sức sống khắp rẻo cao. Mùa xuân - mùa của lễ hội, các thôn, bản vùng cao trên địa bàn tỉnh bước vào mùa lễ hội rộn ràng, thu hút đông đảo người dân các dân tộc và du khách du xuân, trẩy hội.
ĐBP - Mỗi độ xuân về huyện Điện Biên Đông lại tổ chức hội xuân. Hội xuân năm nay diễn ra từ ngày 23/1 (mùng 2 tết Nguyên đán Quý Mão). Trong chuỗi hoạt động của hội xuân bao gồm nhiều phần thi như: trình diễn trang phục dân tộc, thi khèn Mông, dân ca dân vũ, thi đấu bò, gói bánh chưng, giã bánh giầy. Ngoài ra, hội xuân còn có các hoạt động vui chơi, trải nghiệm văn hóa các dân tộc trên địa bàn như ném còn, ném pa pao, tù lu, nhảy bao bố… Các hoạt động vui chơi, trải nghiệm của hội xuân Điện Biên Đông hội tụ đầy đủ, đa dạng văn hóa các dân tộc, các nét đặc trưng, truyền thống của đồng bào các dân tộc bản địa.
ĐBP - Chiều 17/1, UBND huyện Điện Biên Đông tổ chức Hội nghị triển khai nghị quyết của Huyện ủy về nhiệm vụ phát triển kinh tế -xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh và dự toán ngân sách địa phương năm 2023.
Tiền là một khái niệm được coi là 'nhạy cảm, tế nhị', 'nói giảm, nói tránh' trong giáo dục. Nhưng thời gian vừa qua, nó lại được phơi bày một cách trần trụi nhất trong lịch sử ngành giáo dục từ trước tới nay.
ĐBP - Tính đến hết tháng 9/2022, huyện Điện Biên Đông đã có 14/14 xã, thị trấn và 163/198 bản có điện lưới quốc gia; tổng số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia là 12.224/13.746 hộ (đạt 88,93%). Toàn huyện còn 35 bản chưa có điện lưới quốc gia.
ĐBP - Những ngày này, người dân bản Phì Nhừ A (xã Phì Nhừ, huyện Điện Biên Đông) rất phấn khởi khi nhà văn hóa bản đã được bàn giao, đưa vào sử dụng từ ngày 15/10, trước thời điểm bản tổ chức ngày Đại đoàn kết toàn dân. Nhà văn hóa được xây dựng trên một khoảng đất khá rộng; là căn nhà cấp bốn kiên cố, rộng 75m2.
ĐBP - Lễ kỷ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2022) được huyện Điện Biên Đông tổ chức sáng 16/11 với sự tham dự của các thế hệ thầy cô giáo công tác tại huyện.
ĐBP - Sau mỗi mùa mưa lũ, nhiều tuyến giao thông liên xã, liên bản trên địa bàn huyện Điện Biên Đông lại rơi vào tình trạng sạt lở, hư hỏng nghiêm trọng, ảnh hưởng việc đi lại của người dân, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông. Các đơn vị chức năng, chính quyền địa phương đã và đang nỗ lực vào cuộc khắc phục hậu quả mưa lũ, giúp người dân đi lại thuận lợi.
ĐBP - Theo thống kê của Phòng Dân tộc huyện Điện Biên Đông, năm 2021 toàn huyện có 187 người tảo hôn và 1 trường hợp hôn nhân cận huyết thống. Trong đó, chủ yếu tập trung ở đồng bào dân tộc Mông (178 người); Khơ Mú (3 người); Thái (6 người); nam giới (54 người); nữ giới (133 người), đặc biệt là có 4 nữ 13 tuổi, 1 nam 13 tuổi. Các xã có số người tảo hôn cao như: Phình Giàng (40 người); Phì Nhừ (32 người); Xa Dung (29 người)...
Đến nay, đã có 3 di sản văn hóa phi vật thể dân tộc H'Mông ở Điện Biên được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
ĐBP - Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) Giảm nghèo bền vững, cùng với công tác chuẩn bị, hoàn thiện hồ sơ, Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG huyện Điện Biên Đông chỉ đạo quyết liệt các phòng chuyên môn, chính quyền địa phương tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân trong công tác giảm nghèo và nâng cao năng lực cán bộ làm công tác giảm nghèo để các dự án, tiểu dự án triển khai thuận lợi, đảm bảo tiến độ và hiệu quả.
UBND huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên vừa phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức Lễ công bố và trao Chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với Lễ Mừng cơm mới của người Xinh Mun ở xã Chiềng Sơ.
Ngày 10/10, tại xã Chiềng Sơ, huyện Điện Biên Đông (tỉnh Điện Biên), UBND huyện Điện Biên Đông phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Lễ công bố và trao Chứng nhận Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia đối với Lễ mừng cơm mới của người Xinh Mun ở xã Chiềng Sơ.
UBND huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên vừa phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức Lễ công bố và trao Chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với Lễ Mừng cơm mới của người Xinh Mun ở xã Chiềng Sơ.
Ngày 10/10, tại xã Chiềng Sơ, huyện Điện Biên Đông (tỉnh Điện Biên), UBND huyện Điện Biên Đông phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Lễ công bố và trao Chứng nhận Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia đối với Lễ mừng cơm mới của người Xinh Mun ở xã Chiềng Sơ.
ĐBP - Thời gian qua, huyện Điện Biên Đông đã tập trung chỉ đạo quyết liệt các xã, thị trấn, các cơ quan chuyên môn về việc xử lý dứt điểm các vụ việc tranh chấp đất đai. Các vụ việc được giải quyết ngay từ cơ sở góp phần nâng cao hiệu quả quản lý đất đai, tránh phát sinh điểm nóng, đơn thư khiếu kiện kéo dài, vượt cấp.
ĐBP - Thời gian qua, công tác quyết toán dự án hoàn thành trên địa bàn huyện Điện Biên Đông mặc dù đã có nhiều cố gắng song vẫn còn một số dự án chưa được quyết toán dứt điểm. Hiện nay, UBND huyện đang chỉ đạo quyết liệt các đơn vị chủ đầu tư nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ, thủ tục để quyết toán dứt điểm, góp phần tất toán tài khoản và phát huy hiệu quả sau đầu tư các dự án.
ĐBP - Ngày 4/10, Đoàn giám sát Ban Văn hóa - Xã hội (HĐND tỉnh) có buổi làm việc với UBND huyện Điện Biên Đông về 'Việc xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025'.
ĐBP - Năm 2022, tổng kế hoạch vốn các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) gần 1.152 tỷ đồng. Bao gồm: Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi gần 478 tỷ đồng; Chương trình Xây dựng nông thôn mới gần 187,5 tỷ đồng và Chương trình Giảm nghèo bền vững hơn 486,7 tỷ đồng. Ngay sau khi được giao vốn, các địa phương đang khẩn trương triển khai thực hiện.
ĐBP - Năm 2021, huyện Điện Biên Đông đạt 81,93% điểm chỉ số cải cách hành chính (CCHC), xếp thứ 4/10 đơn vị cấp huyện, tăng 3 bậc so với năm 2020 trên bảng xếp hạng chỉ số CCHC của tỉnh. Để có được kết quả này, UBND huyện Điện Biên Đông đã quyết liệt triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả, coi công tác CCHC là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên.
ĐBP - Ngày 9/9, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lò Văn Tiến cùng đoàn công tác đã đi kiểm tra, làm việc với huyện Điện Biên Đông về tình hình thực hiện giao đất, giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp; tiến độ thực hiện dự án trồng cây mắc ca và dự án di chuyển dân bản Tìa Dình xuống bản Chua Ta (xã Tìa Dình).
ĐBP - Thực hiện Kế hoạch 2783/KH-UBND ngày 20/9/2019 của UBND tỉnh về triển khai rà soát, hoàn chỉnh việc giao đất, giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) lâm nghiệp giai đoạn 2019 - 2023, huyện Điện Biên Đông đã tích cực vào cuộc, triển khai thực hiện. Tuy nhiên đến nay tiến độ thực hiện còn chậm so với kế hoạch đề ra, nhất là đối với diện tích đất lâm nghiệp chưa có rừng.