Dự án hồ chứa nước nghìn tỷ Krông Pách Thượng (Đắk Lắk) đang có nguy cơ 'sa lầy' khi hàng trăm hộ dân chây ì bàn giao đất để triển khai thi công. Chính quyền ấn định ngày cưỡng chế, nhưng nhiều hộ dân chưa chịu bàn giao mặt bằng.
Hàng trăm hồ đập ở khu vực Tây Nguyên xuống cấp, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn đang cần kinh phí sửa chữa khi diễn biến mưa lũ ngày càng bất thường
Thừa nhận việc vận chuyển hàng triệu m3 cát đi ngang qua Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Ea Sô, huyện Ea Kar, ảnh hưởng đến hệ sinh thái, đến cư trú của một số loài động vật hoang dã, nhưng tỉnh Đắk Lắk vẫn cấp phép khai thác, vận chuyển.
Theo kết quả xác minh của huyện M'Đrắk, tỉnh Đắk Lắk, đến thời điểm quyết toán nhưng một số hộ dân chưa đến nhận nên trưởng thôn (tại xã Krông Jing) đã nhận thay và ký nhận vào danh sách nhận tiền điện hỗ trợ hộ nghèo. Đáng nói, người dân không biết mình thuộc hộ nghèo những năm nào và thoát nghèo năm nào.
UBND huyện M'đrắk (Đắk Lắk) xác nhận, trưởng thôn là người nhận thay các chế độ đáng lẽ được cấp cho những người nghèo trong thôn.
Nguyên trưởng thôn 4 đã nhận thay chế độ hộ nghèo và đã phát cho các hộ dân song nhiều trường hợp cho rằng chưa nhận.
Phòng Lao động Thương Binh và Xã hội huyện đã làm rõ được 2 hộ ông Nguyễn Kim Trung, Đào Văn Việt và một số hộ khác có tên trong danh sách hộ nghèo các năm 2016 và 2017, nhưng chế độ có người khác nhận thay.
Thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm, song một số hộ dân ở xã Krông Jing (M'đrắk, Ðắk Lắk) bỗng dưng bị nằm trong danh sách hộ nghèo, trong khi bản thân họ không hay biết, không được hưởng chính sách gì từ diện hộ nghèo. Cơ quan chức năng ở Ðắk Lắk đang vào cuộc làm rõ.
Liên quan đến một số trường hợp tự dưng trở thành hộ nghèo ở trên địa bàn xã Krông Jing (Mđrắk, Đắk Lắk), một lãnh đạo huyện Mđrắk cho biết sẽ xác minh, rà soát lại những trường hợp này.
Công tác di dời, tái định cư cho hơn 500 hộ dân với hàng ngàn nhân khẩu đang sinh sống trong lòng hồ thủy lợi Krông Pách Thượng vẫn đang ì ạch.
Để ứng phó, UBND huyện M'Đrắk đã lập Sở chỉ huy tại chỗ, huy động hàng trăm người túc trực tại khu vực lòng hồ thủy lợi Krông Pách thượng, sẵn sàng di dời dân trong đêm nay nếu lượng nước tiếp tục dâng cao.
Hai ngày qua, trên địa bàn có mưa to và rất to, UBND huyện M'Đrắk (tỉnh Đắk Lắk) đã lập sở chỉ huy tiền phương, huy động nhân lực trực tại khu vực lòng hồ thủy lợi Krông Pách thượng sẵn sàng di dời dân.
Người phụ nữ 57 tuổi cùng chồng đi cắt cỏ không may trượt chân xuống lòng hồ thủy lợi Krông Pách Thượng (Đắk Lắk). Người chồng đã bám vào cây lên bờ, còn vợ tử vong.
Trong 2 ngày, tại địa bàn huyện Mđrắk xảy ra liên tiếp nhiều vụ bị nước lũ cuốn trôi, trong đó 1 người chết, 1 mất tích.
Chiều 27/10, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Đắk Lắk cho biết, mưa lớn đã gây lũ, ngập lụt nhiều nhà cửa, cây trồng của người dân và gây ách tắc giao thông tại nhiều địa phương trong tỉnh.
Ngày 1/9, ông Đỗ Xuân Dũng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk cho biết, Sở đã có văn bản đề nghị các đơn vị trực thuộc và địa phương khẩn trương điều tra, xác minh, xử lý nghiêm vụ phá rừng quy mô lớn mới phát hiện trên địa bàn xã Ea Lai, huyện M'Đrắk.
Ngày 12/3, thông tin từ Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và Nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk (Ban tỉnh) - chủ đầu tư hồ chứa nước nghìn tỷ Krông Pách thượng cho biết, đang phối hợp chính quyền hỗ trợ di dân khỏi vùng dự án.
Tổng cộng có 729 hộ dân với hơn 3.300 nhân khẩu sẽ được di dân ra khỏi lòng hồ thủy lợi ngàn tỉ trong thời gian tới.
Trước nguy cơ mất an toàn do nhiều vị trí tường, trần nhà trụ sở làm việc bị nứt, xuống cấp, UBND xã đã phải dán giấy cảnh báo và đề xuất xin kinh phí để xây lại.
Chiều 23/12, ông Y Giang Gry Niê Knơng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk chủ trì cuộc họp giữa các bên liên quan, tháo gỡ vướng mắc trong giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án hồ chứa nước Krông Pách Thượng. Dự án do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt từ năm 2009, có tổng mức đầu tư 4,4 nghìn tỷ đồng.
Lực lượng duy tu sửa chữa đường bộ, đơn vị chức năng bám hiện trường nhằm cảnh báo, khắc phục các điểm sạt lở cắt đường QL26,Trường Sơn Đông...
Chiều 1-12, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Đắk Lắk cho biết, từ chiều 1-12, trên địa bàn tỉnh đã ngớt mưa, các ngành chức năng của tỉnh đang phối hợp với chính quyền các địa phương vùng ngập lụt, xảy ra sạt lở, sụt lún đất nỗ lực lực giúp dân khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất, sớm ổn định cuộc sống và thông xe các tuyến đường.
Hơn 50m đường với 10.000m3 đất, đá trên Quốc lộ 26 bị sụt lún khiến giao thông bị chia cắt. Lực lượng chức năng đang tích cực khắc phục để đảm bảo lưu thông tuyến Đắk Lắk - Khánh Hòa.
Do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày qua, một đoạn đường trên Quốc lộ 26 đoạn qua huyện M'Đrắk, tỉnh Đắk Lắk, đã bị sụt lún nghiêm trọng khiến giao thông hoàn toàn tê liệt.
Sáng 1-12, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý đường bộ III.5 (Cục quản lý đường bộ III) Nguyễn Văn Lãnh cho biết: Do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài, vào lúc 21 giờ ngày 30-11, tại Km53+400 Quốc lộ 26, đoạn qua đèo M'Đrắk, huyện M'Đrắk, tỉnh Đắk Lắk đã xảy ra sạt lở, sụt lún đất làm đứt một đoạn đường dài 50m, sâu 10m, rộng 12m (từ Km53+380 đến Km53+430).
Giao thông tuyến Quốc lộ 26 nối tỉnh Đắk Lắk với tỉnh Khánh Hòa đang bị chia cắt do sạt lở, đường bị sụt lún nghiêm trọng.
Do mưa lớn tuyến quốc lộ 26 nối tỉnh Đắk Lắk với Khánh Hòa bị sạt lở nghiêm trọng, giao thông bị ách tắc.
Khi vừa khắc phục xong sự cố hàng ngàn m3 đất đá vùi lấp Quốc lộ 26 thì gần đó lại xảy ra vụ sạt lở, đứt gãy khoảng 50m đường, chia cắt hoàn toàn tuyến giao thông huyết mạch Đắk Lắk – Khánh Hòa
Tối 30-11, Chủ tịch UBND huyện M'Đrắk, tỉnh Đắk Lắk Phạm Ngọc Thạch cho biết: Do mưa lớn kéo dài ba ngày qua đã gây sạt lở núi khiến một khối lượng lớn đất, đá đã vùi lấp một đoạn đường tại Km 54 + 350 Quốc lộ 26 đoạn qua xã Cư Mta, huyện M'Đrắk.
Mưa lớn kéo dài khiến cho nhiều khối đất đá trên núi đổ xuống vùi lấp một đoạn đường trên Quốc lộ 26, giao thông qua lại bị tê liệt.
Một vụ sạt lở núi làm đất đá đổ xuống vùi lấp một đoạn trên tuyến Quốc lộ 26, tuyến giao thông huyết mạch giữa Đắk Lắk và Khánh Hòa tắc nghẽn.