Với những lợi thế về đất rừng tự nhiên và rừng trồng khá lớn, Thanh Hóa có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nghề nuôi ong lấy mật. Nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh như các huyện: Nga Sơn, Cẩm Thủy, Lang Chánh, Như Thanh, Như Xuân, Triệu Sơn, Thạch Thành... đã xây dựng thành công nhiều mô hình nuôi ong mật hiệu quả. Các sản phẩm cũng được quan tâm xây dựng và bảo hộ nhãn hiệu, không ngừng nâng cao chất lượng để gia tăng giá trị và sức cạnh tranh trên thương trường.
Hành vi khai thác đất ra ngoài phạm vi mốc giới được cấp phép, mở tuyến đường nhánh kết nối từ khu vực mỏ vào đường tỉnh lộ trái phép của Công ty cổ phần sản xuất vật liệu xây dựng Nam Thành (Công ty Nam Thành) vừa bị đoàn kiểm tra của Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Thanh Hóa chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan phát hiện, xem xét xử lý.
Để dần thu hẹp khoảng cách với miền xuôi, những năm qua, các địa phương thuộc khu vực miền núi trên địa bàn tỉnh đã tập trung huy động nguồn lực để thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (XDNTM). Hầu hết các đơn vị đều đã xây dựng cho mình lộ trình để xây dựng và hoàn thành các tiêu chí theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM và NTM nâng cao giai đoạn 2021-2025. Tuy nhiên, do gặp khó khăn trong quá trình thực hiện một số tiêu chí và chỉ tiêu nên nhiều xã đành 'lỡ hẹn' với mục tiêu về đích.
'Bản làng em cao lưng chừng núi, leo lét đèn dầu; bản làng em cao lưng chừng núi, bốn mùa mây giăng sương, mắc núi' câu hát mang theo cảm xúc về những bản làng xa xôi. Nhưng cũng chính nơi ấy, biết bao người ngậm ngùi, chờ đợi mong điện về bản để 'Đất mở mùa tiếng máy reo vang/ Điện sáng lên quê mình đổi mới/ Người ơi! điện về bản em'.
Trên đường chở vợ đi làm về, khi qua đập tràn thoát nước lúc nửa đêm, 2 vợ chồng ngã xe khiến người vợ bị nước lũ cuốn tử vong.
Ngày 2/10, tin từ UBND xã Phượng Nghi (huyện Như Thanh, Thanh Hóa) cho biết, do mưa lớn kéo dài, nước lũ dâng cao, khiến chị Q.T.D. (SN 1984, trú tại thôn Cộng Thành, xã Phượng Nghi) bị nước lũ cuốn trôi khi đi qua đập tràn.