Hiện nay, tình hình dịch bệnh trên thế giới vẫn đang diễn biến phức tạp với sự xuất hiện của các biến thể mới của Omicron, ngành Y tế ở nhiều tỉnh, thành đã triển khai nhiều biện pháp ứng phó, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.
Nhận định diễn biến dịch Covid-19 có thể tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 do người dân đi lại thăm hỏi, vui chơi nhiều, cùng với việc nới lỏng các chính sách phòng, chống dịch của một số nước sẽ dẫn đến nguy cơ gia tăng số trường hợp mắc Covid-19 trong thời gian tới..., Chính phủ đã ban hành công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, trong đó có Thủ đô Hà Nội chủ động triển khai các phương án phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt là dịch Covid-19 dịp Tết Nguyên đán với phương châm 'phòng bệnh hơn chữa bệnh'.
Một bãi tập kết đất, cát cao như núi hoạt động rầm rộ suốt ngày đêm tại thôn Đồng Trì (xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội), có dấu hiệu 'bức tử' môi trường, đe dọa hành lang bảo vệ đê điều.
Hiện nay, trên địa bàn thành phố vẫn xuất hiện tình trạng thả rông chó, mèo, gây nguy hiểm tới người dân. Việc siết chặt quản lý đàn vật nuôi là yêu cầu cấp thiết, nhất là khi mùa hè, mùa của bệnh dại trên loại vật nuôi này đã đến.
Bắt đầu từ sáng 6/9, Hà Nội tiếp tục thực hiện giãn cách lần thứ tư với phương châm siết chặt hơn, quyết liệt hơn. Phương án giãn cách phòng, chống dịch được thành phố thực hiện theo 3 vùng với các mức độ khác nhau, đảm bảo khoa học, chặt chẽ, thực chất.
Người dân xã Tứ Hiệp (huyện Thanh Trì, Hà Nội) dùng ghế đá, thanh tre, lưới sắt... làm rào chắn để cách ly khu dân cư.
Ghi nhận công tác phòng, chống dịch ngày 12-7: Các địa phương tiến hành rà soát, yêu cầu cơ sở massage, spa, trung tâm văn hóa thể thao, bể bơi... thực hiện nghiêm việc đóng cửa để phòng dịch; cùng với đó, tiếp tục tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm...
Hiện nay, nông sản, thực phẩm bán tại các chợ, trong đó có chợ nông thôn chiếm tới 90%. Phần lớn các mặt hàng này đều được tiểu thương mua ở chợ đầu mối, mua của nông dân tự sản xuất về tiêu thụ. Tuy nhiên, để kiểm soát thực phẩm từ gốc, việc xây dựng vùng sản xuất an toàn trở nên rất cần thiết...
Tiếp tục ghi nhận công tác phòng, chống dịch tại các chợ dân sinh trên địa bàn Hà Nội, đặc biệt tại các khu vực có đông đúc dân cư sinh sống, khu công nghiệp, ngày 27-6, phóng viên ghi nhận bên cạnh các địa phương làm tốt, vẫn xuất hiện tâm lý chủ quan, lơ là phòng dịch ở một bộ phận người dân. Tại nhiều tuyến phố tái phát chợ cóc, chợ tạm gây mất mỹ quan đô thị và nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng.
Công tác chuẩn bị cho ngày bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV và đại biểu hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 tại huyện Thanh Trì, TP Hà Nội được tiến hành chu đáo, bảo đảm đúng quy định, quy trình. Tất cả để ngày bầu cử thực sự là ngày hội của toàn dân.
* Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Giang xem xét, giải quyết đơn của ông Nguyễn Quý Hợi* Về việc giải quyết đơn kiến nghị của sư thầy Thích Giác Minh,chùa Văn Ðiển, huyện Thanh Trì (Hà Nội)* Nội dung đơn tố cáo của ông Nguyễn Văn Hùng, ở xã Việt Long, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) đã được Công an quận Cầu Giấy tiếp nhận giải quyết* Giao Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm chỉ đạo, kiểm tra đơn tố cáo việc công dân lấn chiếm đường giao thông
Trong nhiều ngày qua, Hà Nội không xuất hiện các ca mắc mới Covid-19 và 18 điểm liên quan đến ca mắc mới đã kết thúc phong tỏa. Đây là tín hiệu đáng mừng, tuy nhiên, không vì thế mà các lực lượng chức năng lơ là các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.
Trung tâm Y tế huyện Thanh Trì cho biết, khoảng 19h ngày 11-8, Trung tâm nhận được thông báo từ Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội về trường hợp ca nghi mắc Covid-19 ở huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương, có lưu trú trên địa bàn huyện từ ngày 8 đến 9-8 tại CT13.3, khu đấu giá Tứ Hiệp (Nhà hàng Lộc Vừng).
Các lực lượng chức năng huyện Thanh Trì (Hà Nội) phong tỏa quán bia Lộc Vừng và một nhà dân, đồng thời xác định các trường hợp F1, F2 liên quan ca nghi mắc COVID-19.
UBND huyện Thanh Trì vừa kiến nghị UBND TP Hà Nội chỉ đạo Sở Xây dựng thanh kiểm tra lại toàn bộ quá trình triển khai dự án chung cư Tứ Hiệp Plaza để tháo gỡ, giải quyết dứt điểm những vướng mắc tại dự án, trong đó liên quan đến việc cư dân 'tố' chủ đầu tư không thực hiện đúng quy hoạch khi dự án 'mất' đường đi như cam kết.
Trước tình trạng đổ trộm phế thải xây dựng tại tuyến đường gom cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, chạy qua địa phận xã Tứ Hiệp (huyện Thanh Trì, Hà Nội). Những ngày vừa qua, UBND xã Tứ Hiệp đã tổ chức thu dọn lượng phế thải xây dựng vi phạm, đảm bảo việc đi lại trên tuyến đường gom dân sinh.
Dự án trung tâm thương mại dịch vụ tổng hợp và nhà ở cao tầng tại xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì, TP Hà Nội (còn gọi là Tứ Hiệp Plaza), do Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ tổng hợp Vinh Hạnh (Công ty Vinh Hạnh) làm chủ đầu tư với hơn 600 căn hộ. Mặc dù cư dân đã nhận bàn giao nhà từ cuối năm 2018 nhưng đến nay, chủ đầu tư vẫn chưa thực hiện đầy đủ hạng mục hạ tầng như cam kết trong hợp đồng, khiến cư dân bức xúc.