Từng là cây trồng góp phần xóa đói, giảm nghèo cho người dân trên địa bàn tỉnh, song những năm gần đây, giá trị kinh tế từ cây mía có chiều hướng suy giảm, một phần nguyên nhân là do năng suất, chất lượng mía thấp. Trước thực trạng trên, các doanh nghiệp mía đường, chính quyền địa phương và người dân đã có những giải pháp để phát triển bền vững vùng nguyên liệu mía. Trong đó, chú trọng đến phát huy vai trò của các HTX nông nghiệp trong tổ chức sản xuất, chuyển giao khoa học - kỹ thuật nhằm xây dựng những vùng mía thâm canh năng suất, chất lượng, hiệu quả cao.
Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử là hình thức giáo dục đặc thù và có ý nghĩa quan trọng của ngành tòa án. Trong đó, các phiên tòa xét xử lưu động được đánh giá là mang lại hiệu quả cao bởi người dân được 'tai nghe, mắt thấy' quá trình diễn biến của phiên tòa, hiểu rõ hành vi vi phạm pháp luật trong các tình huống cụ thể, để từ đó tự rút ra bài học kinh nghiệm trong cuộc sống hằng ngày.
Xác định giao thông là một trong những tiêu chí quan trọng trong XDNTM, vì thế huyện Thường Xuân đang nỗ lực huy động nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực trong Nhân dân để thực hiện. Đến nay, nhiều tuyến đường xã, đường thôn đã được cứng hóa.
Cùng với việc đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã và đang đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa. Để nâng cao giá trị sản xuất, hạn chế tình trạng ùn ứ, dư thừa nông sản, ngành nông nghiệp đã chỉ đạo các địa phương khuyến khích người dân thay đổi tư duy, đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của thị trường.
Những năm qua, nhờ nguồn kinh phí từ các chương trình, dự án của tỉnh, xã Thọ Thanh (Thường Xuân) được hỗ trợ hàng chục mô hình phát triển sản xuất. Theo đó, UBND xã đã quan tâm, chú trọng liên kết với các tổ chức, đơn vị liên quan để khuyến khích, hỗ trợ người dân duy trì, phát triển và nhân rộng các mô hình. Đồng thời, phối hợp với các đơn vị liên quan kết nối, tìm kiếm thị trường tiêu thụ, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm và thu nhập cho Nhân dân.
Nhiều thập kỷ qua, 68 hộ dân với 263 nhân khẩu thôn Thanh Cao, xã Thọ Thanh, huyện miền núi Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa phải vượt sông Chu bằng bè, đò mỗi ngày để đi làm, ra trung tâm xã. Việc di chuyển bằng bè mảng qua sông tiềm ẩn nhiều rủi ro, mất an toàn giao thông, nhất là đối với hàng chục học sinh phải thường xuyên qua lại mỗi ngày. Mong có một cây cầu kiên cố là điều người dân nơi đây mơ ước.
68 hộ dân ở thôn Thanh Cao, xã Thọ Thanh, huyện Thường Xuân (Thanh Hóa) phải đi bè, đi đò qua sông suốt hàng chục năm qua. Việc này tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, đặc biệt vào mùa mưa lũ. Một cây cầu kiên cố bắc qua sông Chu là niềm mơ ước của người dân nơi đây.