KTSG 33-2022: Nghị quyết 18 và Luật Đất đai sửa đổi

Đa dạng đề tài kinh tế – xã hội theo dòng thời sự trong nước và trên thế giới sẽ xuất hiện trên KTSG bản in phát hành sáng mai, ngày 18-8.

'Cú' trượt dài của EUR và những ảnh hưởng tới Việt Nam

Lần đầu tiên trong gần 20 năm qua, đồng tiền chung châu Âu (EUR) bị giảm giá trị so với đồng USD. Trong bối cảnh lạm phát leo thang, đà trượt dài của đồng EUR kể từ tháng 2/2022 sẽ khiến nền kinh tế châu Âu bị suy yếu. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải có những kịch bản ứng phó phù hợp...

'Biến động ngược chiều giữa hai đồng tiền Euro và USD: Tác động đến Việt Nam'

Cả thế giới ngỡ ngàng với hiện tượng lần đầu tiên sau 20 năm, từ chỗ giá trị cao hơn khoảng 20% thì ngày 13/7 vừa qua, 1 Euro đổi chưa được 1 USD. Với độ mở kinh tế rất lớn, tác động của diễn biến này ra sao đến thương mại cũng như vay nợ của Việt Nam trong giao dịch đồng Euro đến nay vẫn chưa có những nghiên cứu và báo cáo đầy đủ...

Việt Nam có thể học hỏi gì từ 'điểm sáng' của Abenomics?

Trong bối cảnh Việt Nam đang đối mặt với tình trạng tốc độ già hóa dân số nhanh, một trong những mũi tên chính của Abenomics có thể đem lại bài học quý báu.

Mua sắm của bệnh viện công: câu chuyện từ nước Pháp

Tình trạng thiếu thuốc, thiếu vật tư y tế ở nhiều bệnh viện công đang diễn ra theo thông tin chính thức từ Bộ Y tế là do nhiều nguyên nhân khác nhau(1) nhưng tựu trung thì gốc rễ vẫn là ở quy trình và các quy định hướng dẫn thực hiện, giám sát.Cũng như ở nhiều lĩnh vực khác, Việt Nam luôn bắt kịp nhanh các xu hướng, có đủ các khung và chương trình hành động nhưng khi thực thi lại là một câu chuyện hoàn toàn khác.

Sẽ xử lý ngân hàng ép khách mua bảo hiểm nhân thọ

Tình trạng ngân hàng ép khách phải mua bảo hiểm nhân thọ trước khi giải ngân đang diễn ra khá phổ biến, gây bức xúc cho người đi vay.

Dám nhìn thẳng vào cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước

Có quá nhiều câu hỏi 'như thế nào' được đặt ra khi nói về sự chậm trễ của cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước, trong khi câu hỏi mấu chốt để thúc đẩy tiến trình này là 'tại sao'...

Chứng khoán đầu tuần xanh 'rực rỡ'

Sau khi bị xuyên thủng ngưỡng 1.200 điểm trong phiên cuối tuần (13/5) vừa qua, thị trường chứng khoán (TTCK) đã bật xanh ngay khi mở cửa phiên đầu tuần (ngày 16/5) với nhiều hy vọng đà tăng được nới rộng. Tuy nhiên, càng về cuối phiên, thị trường thu hẹp khoảng cách đà tăng do áp lực bán tháo.

Những nỗi lo trước mắt của Fed

Báo cáo Ổn định tài chính (Financial Stability Report) của Ngân hàng Trung ương Mỹ (Fed) vừa mới công bố cho thấy những rủi ro đối với hệ thống tài chính trong vòng 12-18 tháng tới đã có một số thay đổi đáng kể so với sáu tháng trước.Chỉ mong rằng may mắn sẽ đến với Fed, đến với nền kinh tế Mỹ và thế giới, để chúng ta có thể tránh được một cuộc khủng hoảng mà những tín hiệu xuất hiện ngày càng rõ, càng nhiều.

Đầu tư vào đâu khi lạm phát tăng?

Chuyên gia cho rằng, lãi suất tăng sẽ không ảnh hưởng đến ngân hàng, tuy nhiên không vì thế mà nhà băng 'miễn nhiễm' với lạm phát. Kết quả kinh doanh cũng như cổ phiếu của một số ngân hàng cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Có giảm được gánh nặng giá xăng dầu?

Giá xăng dầu thế giới tăng cao thời gian gần đây như châm dầu vào lửa đối với giá cả tiêu dùng của người dân khắp thế giới. Một số chính phủ đã có các chương trình hỗ trợ cho người dân để hạ bớt nhiệt. Với Việt Nam, bên cạnh Quỹ bình ổn giá xăng dầu thì một số giải pháp khác cũng đang được bàn bạc và cân nhắc. Vậy lựa chọn nào sẽ là phù hợp trước mắt và lâu dài?Giải pháp trước mắt đối với Việt Nam để giảm gánh nặng giá xăng dầu là hỗ trợ trực tiếp cho những ngành nghề, những người dân bị ảnh hưởng nhiều do giá tăng thay vì giảm thuế áp dụng cho tất cả.

Khi cổ phiếu chạy theo thị trường hàng hóa

Xung đột Nga - Ukraine khiến cổ phiếu của một số nhóm ngành tăng mạnh. Sự tăng giá đột ngột này có được là nhờ hưởng lợi trong nhất thời nhưng về dài hạn thì đầy rủi ro...

Giấc mơ 'vàng kỹ thuật số' của Bitcoin đã tan vỡ

Tình trạng xung đột tại Ukraine làm lộ rõ bản chất Bitcoin không phải là loại tài sản trú ẩn, ít rủi ro như vàng hay dầu.

FTSE sắp công bố cập nhật về phân loại thị trường, Việt Nam có được nâng hạng?

Tính tới tháng 9/2021, thị trường chứng khoán Việt Nam cùng với Iceland, Mông Cổ và Nga đang nằm trong danh sách theo dõi nâng hạng...

Hiệu quả của giảm thuế giá trị gia tăng 2% tới đâu?

Để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội, Chính phủ đã quyết định giảm thuế suất thuế giá trị gia tăng (VAT) từ 10% xuống còn 8%. Với việc giảm 2% này, dự kiến thu ngân sách năm 2022 sẽ giảm khoảng 49.400 tỉ đồng. Tuy vậy, hiệu quả của chính sách này vẫn còn là một dấu chấm hỏi lớn.Còn quá sớm để đánh giá được hiệu quả của chính sách giảm thuế VAT của Việt Nam, mà cũng không biết là có nghiên cứu đánh giá nào sẽ được thực hiện hay không.

Thị trường chứng khoán mới nổi sẽ có vị thế tốt hơn trong năm 2022

Theo chuyên gia, thị trường chứng khoán (TTCK) mới nổi có xu hướng đảo chiều tích cực trong năm nay. Và khi nào thị trường Việt Nam được nâng hạng cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm.

Trở thành Fn trong chứng khoán!

Làm thế nào để F0 trở thành Fn và phát triển bền vững cùng thị trường?Khi số lượng nhà đầu tư càng tăng, đầu cơ càng giảm, thì thị trường sẽ phát triển lành mạnh và bền vững. Khi đó thì nhà đầu tư, doanh nghiệp niêm yết, thị trường tài chính, và cả nền kinh tế đều được hưởng lợi.

Xuất khẩu của Việt Nam năm 2022 có thể dễ dàng tăng 16-20%?

Theo ước tính của Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu năm 2021 của Việt Nam tăng 18,6%, cao hơn rất nhiều so với mục tiêu đặt ra là 5%. Kết quả này nhìn qua thì thấy ngoạn mục nhưng gợi lên vấn đề về công tác dự báo vì chênh lệch là rất lớn trong bối cảnh kinh tế toàn cầu không có phục hồi bất ngờ trong năm 2021 và xuất khẩu của Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào GDP thế giới.Xuất khẩu của Việt Nam phụ thuộc nhiều vào nhu cầu của thị trường thế giới, và những mặt hàng mà Việt Nam đang xuất khẩu chính hoàn toàn có thể sản xuất ở một quốc gia khác trong khu vực. Do vậy kim ngạch xuất khẩu năm 2022 cũng sẽ phụ thuộc nhiều vào tăng trưởng của kinh tế thế giới.