Bình định đã thúc đẩy việc liên kết chặt chẽ giữa DN chế biến gắn với vùng nguyên liệu cây ăn quả thế mạnh của địa phương, làm gia tăng giá trị sản phẩm, tạo đầu ra nông sản ổn định, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập của người dân.
Nông dân mà bỏ ruộng thì sống bằng gì Tư Vạn Hòa?- Chẳng đặng đừng nên bà con nông dân ở chỗ Tư mới làm vậy.- Vì sao?- Không có nước canh tác, nhưng tréo ngoe là chỉ cần 1 trận mưa lớn là cả ruộng đồng bị ngập úng.
Hôm nay (17/5), UBND huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định tổ chức ngày hội nông sản huyện Hoài Ân lần thứ II - năm 2024. Nhiều sản phẩm nông nghiệp và trái cây chủ lực của huyện Hoài Ân được 'trình làng', quảng bá cho người dân, du khách trong và ngoài tỉnh.
Tỉnh Bình Định có diện tích trồng cây ăn trái như bưởi, dừa xiêm, sầu riêng, mít... khá lớn. Tuy nhiên, trái cây chỉ bán thô cho thương lái chưa mang lại hiệu quả cao, thiếu tính bền vững. Tỉnh này đang tập trung thu hút đầu tư các dự án lớn về chế biến nông sản, chế biến sản phẩm từ trái cây nhằm nâng cao giá trị nông sản.
Sau thời gian nghiên cứu, thử nghiệm trồng tiêu 'ký sinh' thân cây dừa, lão nông Đặng Văn Cấp (75 tuổi, trú thôn Thạch Long 1, xã Ân Tường Đông, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định) thu tiền tỷ mỗi năm.
Bờ sông An Lão, huyện Hoài Ân (Bình Định) đang bị sạt lở nghiêm trọng, đe dọa trực tiếp đến tính mạng và tài sản của các hộ dân sinh sống dọc khu vực này.
Chương trình phối hợp hoạt động giữa Bộ Khoa học và Công nghệ và Hội Nông dân Việt Nam đã tác động tới hội viên, nông dân cả nước trong việc tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, góp phần phát triển kinh tế. Cũng từ đây, nhiều địa phương đã chuyển đổi mô hình canh tác lúa thông thường sang trồng lúa hữu cơ năng suất, chất lượng cao.
Một trong những thế mạnh của làng nghề Bình Định là nhóm sản phẩm thủ công, trong đó có nhiều sản phẩm sạch, không chứa hóa chất bảo quản. Tận dụng lợi thế này, các cơ sở sản xuất đang đẩy mạnh sản xuất bún, phở khô, với chất lượng sản phẩm cạnh tranh giành thị phần ở phân khúc bán lẻ và xuất khẩu.
Gần 10 năm trở lại đây, nghề trồng dâu nuôi tằm ở huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định hồi sinh. Nghề cũ 'sống lại' không những giúp người dân thoát nghèo, ổn định cuộc sống mà đã góp phần phục hồi một làng nghề truyền thống, tưởng chừng đã mai một.