Bảo tồn văn hóa dân gian vùng đất Tổ

Sinh ra ở Phú Thọ, từng là một chiến sĩ bộ đội Trường Sơn, giáo viên chuyên Văn, Trường THPT Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ nhưng nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Đoàn Hải Hưng lại rất tâm huyết với những loại hình văn hóa dân gian vùng đất Tổ.

Trưng bày hơn 200 hiện vật về 'Văn hóa Đông Sơn trên đất Vĩnh Phúc'

Ngày 28/1, tại Bảo tàng tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức khai mạc chuyên đề 'Văn hóa Đông Sơn trên đất Vĩnh Phúc'.

Văn hóa Đông Sơn trên đất Vĩnh Phúc

Hơn 200 hiện vật quý hiếm cùng nhiều loại hình và chất liệu phong phú có niên đại cách ngày nay khoảng 4.000 năm được tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức trưng bày vào ngày 28-1 với chuyên đề 'Văn hóa Đông Sơn trên đất Vĩnh Phúc'.

Đường Lâm - Làng Việt cổ đầu tiên được xếp hạng di tích quốc gia

Với những ngôi nhà cổ có kiến trúc độc đáo xây dựng bằng đá ong và cột gỗ lim, làng cổ Đường Lâm vẫn lưu giữ được những nét đặc trưng cơ bản của một ngôi làng ở Bắc Bộ.

Phú Thọ có thêm hai Bảo vật Quốc gia

PTĐT - Sưu tập Nha chương và Tượng Mẫu Âu Cơ của Phú Thọ vừa chính thức được công nhận trở thành Bảo vật Quốc gia theo Quyết định số 88/QĐ-TTg ngày 15/1/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

Nơi lưu giữ những huyền thoại vùng Đất Tổ

PTĐT - Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng từ lâu đã trở thành biểu tượng văn hóa tâm linh, tín ngưỡng, điểm hội tụ tinh thần đại đoàn kết của cộng đồng các  dân tộc Việt Nam và đi sâu vào tiềm thức mỗi người dân đất Việt khi chúng ta trở về với cội nguồn ...

Tượng đôi sư tử đá đền - chùa Bà Tấm được công nhận là bảo vật quốc gia

Thủ tướng vừa có quyết định công nhận 27 hiện vật, nhóm hiện vật là bảo vật quốc gia đợt 8, đợt xét duyệt năm 2019. Trong đó có tượng đôi sư tử đá chùa - đền Bà Tấm (niên đại thế kỷ XII, xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội).

Thủ tướng quyết định công nhận 27 bảo vật quốc gia

Các hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận bảo vật quốc gia (đợt 8, đợt xét duyệt năm 2019) gồm Sưu tập nha chương, Trống đồng Quảng Chính, Trống đồng Trà Lộc...

Thời đại Hùng Vương - sự thật trên cơ sở khoa học

Từ rất lâu, những câu hỏi về việc Vua Hùng có thật hay chỉ là truyền thuyết đã được các thế hệ người Việt đặt ra. Phân tích từ các nhà nghiên cứu, truyền thuyết Hùng Vương cũng chính là một trong những nguồn sử liệu quan trọng khi nghiên cứu về thời kỳ Hùng Vương. Nó không chỉ cung cấp cho chúng ta những tên người, tên địa danh mà còn cả những thông tin về kết cấu xã hội, cơ sở kinh tế, tín ngưỡng, văn hóa của thời kỳ đó…

Thời Vua Hùng không có 'văn hóa đóng khố'?

Đã đến lúc cần cấp tốc loại bỏ thứ 'văn hóa đóng khố' ra khỏi nhận thức về trang phục thời đại Hùng Vương, vì đó là một sai lầm nguy hại.

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản khảo cổ học

Việt Nam hiện có nhiều di sản mang giá trị lịch sử - văn hóa tầm cỡ thế giới, được UNESCO công nhận. Tuy nhiên, việc bảo tồn và phát huy giá trị của những di sản đó còn nhiều bất cập. Trước tình hình này, cần có những giải pháp vừa bảo tồn, đồng thời nâng cao giá trị văn hóa của các di tích.

Vĩnh biệt Giáo sư Hà Văn Tấn - Người cuối cùng trong 'tứ trụ' sử học Việt Nam đương đại

Tối 27-11-2019, Giáo sư, Nhà giáo nhân dân Hà Văn Tấn, một trong 'tứ trụ' sử học Việt Nam đương đại, đã trút hơi thở cuối cùng sau một thời gian dài lâm bệnh, hưởng thọ 83 tuổi. Dẫu biết sinh tử là quy luật của tạo hóa, song nhiều người vẫn không muốn tin thầy Hà Văn Tấn đã ra đi mãi mãi.

Bảo tàng Lịch sử quốc gia đón hơn 621.000 lượt khách trong 9 tháng đầu năm 2019

Trong 9 tháng đầu năm 2019, Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã đón 621.171 lượt khách đến tham quan, học tập, nghiên cứu.

Cảnh báo về sự biến mất gần như hoàn toàn của các di tích thời Hùng Vương

Hội thảo khoa học quốc gia 'Thời đại Hùng Vương trong tiến trình lịch sử Việt Nam' với sự tham dự của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu lịch sử, khảo cổ, văn hóa đã làm rõ, thời đại Hùng Vương là có thật và cách ngày nay khoảng 2.700 năm.

Sớm khẳng định thời đại Hùng Vương trong lịch sử Việt Nam

Sáng 24/9, Hội thảo khoa học quốc gia về thời đại Hùng Vương trong tiến trình lịch sử Việt Nam đã diễn ra tại Hà Nội. Gần 70 báo cáo khoa học gửi tới Hội thảo cũng như các ý kiến phát biểu của các chuyên gia nghiên cứu lịch sử, văn hóa, khảo cổ học, quân sự… tại đây đều có chung một nhận định: Không còn là truyền thuyết dân gian, thời đại Hùng Vương là có thật trong lịch sử Việt Nam.

Đã có những nghiên cứu mới với nhiều kết quả khả quan về thời đại Hùng Vương

Trong lịch sử Việt Nam, thời đại Hùng Vương có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đây là giai đoạn mở đầu cho lịch sử dựng nước của dân tộc ta.

Bàn thảo nhiều vấn đề gây tranh cãi về thời đại Hùng Vương

Ngày 20-9, Ban tổ chức hội thảo khoa học quốc gia 'Thời đại Hùng Vương trong tiến trình lịch sử Việt Nam' cho biết, hội thảo sẽ diễn ra vào ngày 24-9 tại Hà Nội với sự tham gia của đông đảo các nhà khoa học, quản lý di sản trên cả nước.

Báo động tình trạng xâm hại di tích khảo cổ

Khoảng 90% số lượng di tích được thống kê đã bị xâm phạm nghiêm trọng. Nhiều di tích chỉ còn trên giấy; số lượng các nhà khảo cổ học cực kỳ ít ỏi; sự thiếu kinh phí khảo sát, khai quật, thiếu kinh phí chỉnh lý, thiếu kinh phí phân tích mẫu, mua sắm, thiếu trang thiết bị hiện đại, thiếu kinh phí công bố, thiếu kinh phí bảo tồn di sản khảo cổ học… Đó là những thực tế đã được các nhà khảo cổ học chỉ ra.

Di chỉ khảo cổ ở Phú Thọ bị lãng quên

Di chỉ khảo cổ thuộc văn hóa Phùng Nguyên được khai quật tại xóm Rền, xã Gia Thanh, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ có giá trị văn hóa độc đáo đang bị bỏ quên. Vì sao một di chỉ khảo cổ có ý nghĩa to lớn lại chưa được tỉnh Phú Thọ quan tâm khiến nhiều người dân bức xúc vẫn đang là câu hỏi lớn.