Hình tượng Rồng trong văn học dân gian

Mười hai con giáp là một sản phẩm văn hóa tinh thần độc đáo của người dân ở các nước phương Đông. Và trong 12 con giáp, rồng - long là con vật đứng hàng thứ 5, nhưng là loài vật duy nhất ra đời từ trí tưởng tượng phong phú của người xưa. Tuy không gần gũi, gắn bó với nông dân, nông nghiệp và nông thôn suốt chiều dài lịch sử phát triển của con người như chó, mèo, trâu, bò…, nhưng rồng đã đồng hành với loài người hàng ngàn năm, rồi trở thành biểu trưng cho quyền lực cao quý nhất và được dùng để tượng trưng cho Thiên tử cùng với những điều cao siêu, thần bí cũng như những giấc mơ đẹp và đậm tính nhân văn. Vì thế, biểu tượng long - rồng được hiển hiện một cách độc đáo trong đời sống hằng ngày của người dân qua lời ăn tiếng nói, đặc biệt là trong văn học dân gian.

Hướng về cội nguồn dân tộc

'Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng ba'. Câu ca dao ấy in sâu trong tâm thức của mỗi người dân đất Việt từ bao đời nay. Hàng năm, cứ đến Giỗ Tổ Hùng Vương mùng 10/3 Âm lịch, người dân cả nước cùng chung một lòng hướng về cội nguồn dân tộc.

Ngày xuân kể chuyện hôn nhân thời xưa

Chuyện hôn phối của người Việt đã được sử sách ghi lại cả nghìn năm trước. Nhưng còn trước đó thế nào?

Những vị Tiên nữ Việt thời Hùng Vương

Hình tượng Tiên nữ đã xuất hiện trong văn hóa Việt từ rất sớm, với ý nghĩa biểu tượng thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của xã hội. Ngay từ thời đại Hùng Vương, trong các truyền tích về thời dựng nước. chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều những vị Tiên nữ.