Đã hơn 30 năm kể từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc và trật tự thế giới hai cực tan rã, song nhân loại đứng trước không phải là 'một trật tự thế giới mới' mà là một thế giới đầy biến động, bất ổn, khó lường. Nhìn lại những bước ngoặt lịch sử, những giá trị sâu xa của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và chính sách dân tộc của V. I. Lê-nin để suy ngẫm xem, nếu trật tự thế giới hiện nay không mang lại hòa bình và an ninh cho nhân loại, thì lực lượng xã hội nào có thể làm được điều đó?
Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là một nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị nước ta giai đoạn 2021 - 2030. Để đạt được mục tiêu, yêu cầu đặt ra đòi hỏi phải có cách thức tiến hành khoa học, bài bản và xác định lộ trình tiến hành phù hợp, hiệu quả, khả thi. Bài viết đăng trên Tạp chí Cộng sản.
Nhìn lại lịch sử quan hệ Việt Nam - Nga trong 70 năm qua (30-1-1950 - 30-1-2020) có thể thấy đây không hẳn là con đường bằng phẳng, có những nhân tố bên trong và bên ngoài tác động không thuận tới quan hệ giữa hai nước, nhưng tình hữu nghị thân thiết, thủy chung, sâu sắc giữa Việt Nam và Nga vẫn bền vững qua thời gian. Hơn thế nữa, quan hệ Việt Nam - Nga ngày càng phát triển sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực chính trị - ngoại giao, kinh tế - thương mại, văn hóa - xã hội, khoa học - công nghệ...