Tổ chức thực hiện phòng, chống bệnh VDNC theo nguyên tắc tuân thủ và thực hiện những nội dung, giải pháp tại kế hoạch quốc gia và các văn bản của Bộ NN&PTNT, văn bản hướng dẫn kỹ thuật của Cục Thú y.
Ngày 13-1, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Kpă Thuyên đã ký ban hành Kế hoạch số 75/KH-UBND về việc phòng-chống bệnh viêm da nổi cục ở trâu, bò trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2030.
Tính đến tháng 8.2021, tổng đàn trâu, bò trên địa bàn huyện Bến Cầu là 18.928 con. Trong đó 9.640 con trâu, bò (chăn nuôi trang trại) và 9.288 con trâu, bò (chăn nuôi nông hộ).
Do nhiều nguyên nhân, đến thời điểm này, việc tái đàn gia súc, gia cầm để phục vụ thị trường Tết Nguyên đán 2022 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang vẫn chưa được người chăn nuôi đẩy mạnh. Tuy nhiên, theo dự báo của ngành Nông nghiệp, nguồn cung gia súc, gia cầm vẫn đảm bảo phục vụ nhu cầu của người dân.TÁI ĐÀN CHƯA MẠNH
Năm 2021, ngành Nông nghiệp đối diện không ít khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Thêm vào đó, 23 đợt thiên tai khiến ngành Nông nghiệp thiệt hại lên đến 50 tỷ đồng; dịch bệnh Tả lợn châu Phi (TLCP), viêm da nổi cục (VDNC) ở trâu, bò chưa có vắc xin điều trị; nguồn vốn đầu tư từ các chương trình mục tiêu, mục tiêu quốc gia dành cho ngành Nông nghiệp kết thúc giai đoạn đầu tư… Song, với sự quyết tâm, quyết liệt, điều hành linh hoạt của các cấp, ngành, nông nghiệp vẫn có bứt phá ấn tượng, làm thay đổi diện mạo nông thôn.
Trong năm qua, công tác phát triển chăn nuôi tại Bắc Kạn gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh gây ra, ngoại trừ đàn gia cầm vượt chỉ tiêu kế hoạch, còn lại các vật nuôi khác chưa đạt kế hoạch đề ra.
Theo ngành chức năng huyện Chợ Đồn, đến nay bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò cơ bản được khống chế, 15/16 xã đã công bố hết dịch.
Năm 2021, dịch viêm da nổi cục (VDNC) bùng phát mạnh ở 10 huyện (trừ thành phố Hà Giang) với gần 11.000 con trâu, bò mắc bệnh. Yên Minh nằm giữa 2 huyện có số ca mắc nhiều nhất là Mèo Vạc và Quản Bạ nhưng địa phương này lại có số gia súc mắc thấp và sớm khống chế được dịch bệnh. Đây là kết quả sự chủ động, vào cuộc quyết liệt của các cấp, ngành và nhân dân huyện Yên Minh.
ĐBP - Sau 2 tháng phát hiện một hộ gia đình tại bản Lồng, xã Tỏa Tình có 2 con gia súc mắc bệnh viêm da nổi cục (VDNC), huyện Tuần Giáo đã công bố dịch bệnh VDNC trâu, bò trên địa bàn huyện. Đến ngày 28/10, có 142 bản tại tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã có trâu, bò mắc bệnh với tổng số 1.061 con; trong đó, 999 con đã điều trị khỏi, 62 con chết và tiêu hủy với tổng trọng lượng 5.589kg.
Biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp, đã tác động nhiều đến hoạt động sản xuất, chăn nuôi tại các trang trại, cơ sở, hộ gia đình. Chính vì vậy, để bảo vệ đàn gia súc, gia cầm khi thời tiết thay đổi, người chăn nuôi cần phải phòng, chống một số loại dịch bệnh thường gặp như: bệnh cúm gia cầm; lở mồm long móng; dịch tả heo châu Phi (DTHCP); viêm da nổi cục (VDNC) trên trâu, bò.
Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, tính đến ngày 23.11, 100% xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh có dịch viêm da nổi cục (VDNC) ở trâu, bò đã được công bố hết dịch.
Theo thông tin từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Gia Lai), từ ngày 25-5 đến nay, toàn tỉnh có 20.706 con/12.404 hộ/949 thôn, làng/161 xã, phường, thị trấn/14 huyện, thị xã, thành phố có bò mắc bệnh viêm da nối cục (VDNC).
Sau hơn 1 tháng kể từ ngày cuối cùng phát sinh dịch viêm da nổi cục (VDNC) trên trâu, bò (tính đến ngày 27.9, xã Chí Cà, huyện Xín Mần là địa phương cuối cùng trên địa bàn tỉnh phát sinh và tiêu hủy gia súc mắc bệnh), đến nay, toàn tỉnh đã khống chế được dịch bệnh, không còn địa phương nào phát sinh gia súc mắc bệnh.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm da nổi cục (VDNC) trên địa bàn tỉnh Long An, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh phối hợp các địa phương tập trung triển khai giải pháp kiểm soát dịch bệnh, đặc biệt là đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc-xin phòng bệnh.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký Quyết định số 1814/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò, giai đoạn 2022-2030.
ĐBP - Đang thời điểm giao mùa, là điều kiện thuận lợi để dịch, bệnh phát triển mạnh trên vật nuôi. Huyện Tuần Giáo đã chủ động tiêm phòng cho đàn vật nuôi, tiến hành tiêu độc, vệ sinh chuồng trại, đáp ứng nguồn thức ăn... đảm bảo đàn vật nuôi phát triển ổn định.
Trước tình hình bệnh trên vật nuôi trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đang có chiều hướng tăng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cùng với các địa phương đã và đang triển khai nhiều giải pháp để chủ động phòng, chống.
Nhờ áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp nên dịch bệnh trên đàn gia súc ở tỉnh Gia Lai cơ bản đã được kiểm soát, ngăn chặn.
UBND huyện Cam Lộ vừa có quyết định công bố hết dịch viêm da nổi cục (VDNC) trên đàn trâu, bò tại xã Cam Nghĩa và Cam Thành kể từ ngày 5/10/2021.
Theo Chi Cục Chăn nuôi và Thú y Tiền Giang, từ ngày 16-8 đến nay, toàn tỉnh đã có 10 đơn vị cấp huyện (trừ TX. Gò Công) xảy ra bệnh viêm da nổi cục (VDNC) trên trâu, bò. Cụ thể, trong chưa đầy 2 tháng, bệnh VDNC trên trâu, bò đã xảy ra trên 427 con bò của 276 hộ thuộc 133 ấp ở 58 xã; trong đó, số trâu, bò chết và tiêu hủy là 6 con (1,4%) so với tỉnh Long An tỷ lệ chết là 25%.
Những tháng cuối năm là thời điểm thường xảy ra các loại dịch bệnh nguy hiểm cho đàn vật nuôi. Do đó, người dân cần quan tâm, thực hiện tiêm các loại vắc xin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm. Đây là yếu tố quan trọng để phát triển chăn nuôi ổn định, giảm thiểu rủi ro và thiệt hại cho người chăn nuôi.
Sau gần 6 tháng phát hiện các ca bệnh và nỗ lực khống chế, dập dịch viêm da nổi cục (VDNC) trên đàn trâu, bò. Tính đến 1.10, toàn tỉnh đã có 98/106 xã có dịch đã qua 21 ngày không phát sinh trâu, bò mắc bệnh; trong đó có 45 xã công bố hết dịch (Bắc Quang 2 xã, Bắc Mê 7 xã, Vị Xuyên 2 xã, Yên Minh 16 xã, Đồng Văn 18 xã); 41 xã đủ điều kiện công bố hết dịch; 12 xã chưa đủ điều kiện công bố. Có 8/106 xã chưa qua 21 ngày không có ca bệnh.
Với việc triển khai đồng bộ nhiều biện pháp, đến nay thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) đã cơ bản khống chế được bệnh viêm da nổi cục (VDNC) trên trâu, bò. Hiện nay, bà con nông dân đang tập trung chăm sóc đàn vật nuôi.
Sau khi xuất hiện tại Đạ Huoai, dịch bệnh viêm da nổi cục (VDNC) trên đàn trâu, bò đã lây lan ra nhiều địa phương khác như Đạ Tẻh và Cát Tiên với những diễn biến phức tạp. Hiện tại, các địa phương đã triển khai nhiều biện pháp để phòng, chống, khống chế dập dịch nhằm hạn chế mức thấp nhất các thiệt hại do dịch bệnh gây ra.