UBND tỉnh Đồng Tháp vừa ban hành Kế hoạch 353/KH-UBND ngày 24/10/2024 tổ chức Ngày hội Cá tra Đồng Tháp năm 2024 với chủ đề 'Cá tra Đồng Tháp: Hành trình xanh - Giá trị xanh'.
Ngành sản xuất cá tra đã qua hàng chục năm phát triển, mang về cho Việt Nam khoảng 50.000 tỉ đồng kim ngạch xuất khẩu mỗi năm. Thế nhưng, chất lượng con giống - khâu quan trọng của chuỗi ngành hàng chủ lực này ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vẫn rất kém. Điều này, đặt ra vấn đề phải có sự nâng cấp toàn diện, nhất là khi thị trường nhập khẩu yêu cầu tất cả các khâu trong chuỗi giá trị phải được chuẩn hóa.
Thông thường, cá tra nguyên liệu đạt tiêu chuẩn xuất sang thị trường Mỹ, châu Âu sẽ có giá bán tốt hơn so với cá 'quá lứa'. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, cá 'quá lứa' lại tiêu thụ tốt và có giá bán cao hơn. Đâu là lý do dẫn đến hiện tượng này?
Sau 2 lần liên tiếp bị Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) nhắc nhở vì chậm công bố Báo cáo tài chính quý I/2024 mặc dù đã 'xin khất', Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn (VHC) mới đây đã công bố báo cáo tài chính.
Công ty cổ phần Nam Việt (Navico, mã: ANV) vừa báo cáo về kết quả giao dịch cổ phiếu của bà Đỗ Thị Thanh Thủy - Thành viên HĐQT. Giao dịch diễn ra từ ngày 8/5 đến ngày 10/5, theo phương thức khớp lệnh và thỏa thuận.
Quý đầu năm, giá vốn hàng bán của Thủy sản Nam Việt giảm ít hơn doanh thu dẫn đến lợi nhuận gộp ở mức 101,2 tỷ đồng, giảm 50% so với cùng kỳ năm trước.
Dù thị trường cá tra vẫn chưa hồi phục hoàn toàn, CTCP Nam Việt - Navico (ANV) vẫn đặt mục tiêu lợi nhuận tăng tới 8 lần trong năm 2024.
Trong báo cáo thường niên 2023, CTCP Nam Việt – Navico (mã ANV) cho biết, năm 2024 Công ty sẽ đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế gấp 8 lần năm 2023, đạt 306 tỷ đồng.
Người nuôi tôm, cá tra ở ĐBSCL hiện đang đứng trước nguy cơ lỗ nặng do giá thức ăn tăng cao từ đầu năm 2023 và vẫn 'neo cao' ở thời điểm cuối năm, thị trường xuất khẩu có dấu hiệu thu hẹp đáng kể, thời tiết diễn biến bất thường, dịch bệnh phát sinh…
Là mặt hàng được coi như 'thương hiệu quốc gia', nhiều năm liền cá tra được cả thị trường nội địa và nước ngoài ưa thích bởi chất lượng tốt, giá cả phải chăng. Tuy nhiên một số quốc gia trên thế giới cũng nhìn thấy tiềm năng này và bắt đầu nuôi như Ấn Độ, Indonesia... dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Xuất khẩu cá tra trong tháng 10/2023 đạt gần 173 triệu USD. Kỳ vọng năm nay, Việt Nam sẽ thu về khoảng gần 1,8 tỷ USD từ mặt hàng này.
Sau thời gian trầm lắng, gặp nhiều khó khăn trong xuất khẩu, từ đầu quý IV đến nay, mặt hàng cá tra có dấu hiệu phục hồi. Theo Hiệp hội Cá tra Việt Nam (VINAPA), tính đến hết tháng 10/2023, kim ngạch xuất khẩu cá tra của cả nước đạt hơn 1,5 tỷ USD.
Tuy có mức tăng trưởng xuất khẩu dương trong những tháng gần đây, nhưng cá tra vẫn đối diện với rất nhiều khó khăn. Do đó, để giúp ngành hàng này vượt qua khó khăn, hai vấn đề quan trọng cần giải quyết, đó là kiểm soát chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản xuất để gia tăng sức cạnh tranh…
Với mức tăng trưởng xuất khẩu dương trong hai tháng gần đây so với cùng kỳ năm trước, một số nhận định cho rằng 'điểm sáng' ngành hàng cá tra Việt Nam sẽ quay trở lại, nhất là khi nhu cầu tiêu dùng thường tăng cao vào dịp cuối năm. Thế nhưng, liệu ngành hàng cá tra đã hết khó?
Theo báo cáo của Hiệp hội Cá tra Việt Nam (VINAPA), diện tích thả nuôi, thu hoạch và sản lượng cá tra cả nước từ đầu năm 2023 đến nay đều tăng so với cùng kỳ năm 2022.
Sản lượng nuôi và thu hoạch tăng cao, trong khi xuất khẩu sụt giảm mạnh khiến giá cá tra rớt xuống dưới giá thành sản xuất. Điều này, làm người nuôi cá tra ở Đồng băng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang bị thua lỗ.
Đại diện Hiệp hội Cá tra Việt Nam khuyến cáo, việc chạy theo lợi nhuận mà bỏ quên vấn đề môi trường sẽ là cản trở lớn nhất cho việc phát triển nghề nuôi và xuất khẩu cá tra trong thời gian tới…
Sau khoảng 20 năm tham gia xuất khẩu, ngành hàng cá tra Việt Nam đã tạo ra được những kỳ tích. Tuy nhiên, hiện tại và dự báo trong tương lai, xuất khẩu sản phẩm ngành hàng này của Việt Nam vẫn tiếp tục dừng lại ở phân khúc sản phẩm fillet và nguyên con cắt khúc, chưa thể 'chinh phục' được phân khúc của sản phẩm giá trị gia tăng. Vì sao?
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) nhận định, cá tra đang lấy lại vị thế trong cơ cấu sản phẩm thủy sản xuất khẩu khi chiếm 27% giá trị xuất khẩu toàn ngành. Dự báo, bức tranh xuất khẩu cá tra các quý tiếp theo có nhiều gam màu lạc quan do nhu cầu thế giới tăng cao.
Doanh nghiệp 'thấm đòn', người nuôi lao đao, ngành cá tra hầu như tê liệt từ đầu năm đến nay vẫn chưa thấy dấu hiệu phục hồi...
Thiết thực chăm lo cho đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, Công đoàn (CĐ) KCN-KCX TP Hà Nội sẽ triển khai gói hỗ trợ của Đại sứ quán New Zealand tại Việt Nam với hình thức tổ chức Siêu thị 0 đồng.
Hai tháng đầu năm 2020, xuất khẩu (XK) cá tra sang Trung Quốc giảm hơn một nửa so với cùng kỳ, kéo theo giá trị XK toàn ngành này giảm 32%. Người nuôi phải 'treo ao' hoặc bán lỗ. Ngành hàng XK tỷ đô này khởi đầu năm 2020 đầy ảm đạm.
Là cầu nối giữa các doanh nghiệp và cơ quan nhà nước, Hiệp hội đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi, thúc đẩy, nâng cao năng lực cạnh tranh cho hội viên trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Giá cá nguyên liệu đang giảm mạnh, chất lượng con giống giảm sút, Việt Nam mất thế độc quyền trên thị trường thế giới... đang là những thách thức không dễ vượt qua của ngành cá tra
Không chỉ diện tích, sản lượng mà giá cá tra nguyên liệu và kim ngạch xuất khẩu cũng bị sụt giảm.