Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tháng 2/2023, chỉ số VNIndex đạt 1.024,68 điểm, giảm 7,78%, giá trị giao dịch thị trường cổ phiếu 4,60% về giá trị bình quân so với tháng 1/2023.
Sau nhịp rơi nhanh đầu phiên, dòng tiền có tín hiệu bắt đáy mạnh lên và 'vớt' được giá cổ phiếu phục hồi. Từ mức giảm hơn 11 điểm, kết phiên sáng VN-Index đảo chiều tăng 3,09 điểm, tương đương 0,3%. Các cổ phiếu dầu khí, thép và chứng khoán tăng rực rỡ. Nhà đầu tư nước ngoài nhân cơ hội đẩy mạnh bán ra...
Cổ phiếu giảm giá la liệt trong phiên sáng nay khi áp lực bán tăng vọt, từ cả nhà đầu tư trong nước lẫn nước ngoài. Thanh khoản hai sàn niêm yết tăng 65% so với phiên trước trong khi cổ phiếu giảm giá áp đảo hoàn toàn. Bất động sản, vật liệu xây dựng, chứng khoán 'tiêu điều' nhất...
Nhịp phục hồi trong hơn 15 phút cuối phiên hôm nay tuy ngắn nhưng đem lại hiệu quả đáng khích lệ khi VN-Index từ chỗ giảm gần 24 điểm co lại còn giảm 0,62 điểm lúc đóng cửa. Nhịp hồi này xuất phát từ nỗ lực tăng giá của nhóm cổ phiếu blue-chips, trong đó dẫn dắt là cổ phiếu ngân hàng. Riêng nhóm bất động sản phần lớn vẫn lao dốc mạnh...
Thị trường khép lại một phiên bùng nổ dữ dội với mức tăng 2,58% ở VN-Index, mạnh nhất kể từ đầu năm 2023. Cả ba sàn ghi nhận 89 cổ phiếu tăng hết biên độ, trong đó HoSE đóng góp 43 mã. Thanh khoản sàn này cũng quay lại trên ngưỡng 10.000 tỷ đồng...
Thị trường khởi động tuần mới khá tích cực khi cổ phiếu tăng ào ạt. Nhiều cổ phiếu thu hút dòng tiền mạnh và có giá tăng cao. Nhóm bất động sản giao dịch ấn tượng sau khi 'thẩm thấu' kỳ vọng từ cuộc họp cuối tuần qua...
VN-Index chốt phiên sáng nay giảm nhẹ 2,29 điểm tương đương -0,22% và độ rộng cũng chiếm ưu thế ở phía tăng. Khá nhiều cổ phiếu phục hồi sau phiên bắt đáy hôm qua, duy có cổ phiếu bất động sản vẫn lao dốc nặng. NVL tiếp tục hành trình tìm đáy mới và giảm sàn 'trắng bên mua' với 16,2 triệu cổ dư bán...
Vẫn còn một số cổ phiếu vốn hóa lớn cố gắng giảm thiệt hại cho VN-Index, nhưng không thể che dấu được số lượng mã giảm giá quá nhiều. Nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ đồng loạt giảm trên 2% giá trị, dù VN-Index mới giảm dưới 10 điểm, tương đương -0,94%...
Tính đến hết năm 2022, giá trị vốn hóa của Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE) chỉ còn hơn 4 triệu tỷ đồng, giảm 1,8 triệu tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước.
Năm 2021, thị trường chứng khoán Việt Nam ghi nhận kỷ lục 5 doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa trên 10 tỷ USD. Tuy nhiên, đợt lao dốc của VN Index trong năm vừa qua khiến cho số doanh nghiệp có vốn hóa 'khủng' giảm mạnh.
Năm 2022 là một năm có nhiều biến động đối với thị trường chứng khoán Việt Nam khi VN-Index khép lại với mức giảm gần 33% so với cuối năm 2021, trở thành một trong những chỉ số giảm mạnh toàn cầu. Giá trị vốn hóa của các doanh nghiệp niêm yết theo đó cũng có sự biến động mạnh so với năm trước.
Theo Sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HoSE), kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tháng 11/2022, chỉ số VN-Index đạt 1.048,42 điểm, tăng 1,99% so với tháng 10 nhưng giảm 30,03% so với cuối năm 2021. Đáng chú ý, thanh khoản và khối lượng giao dịch trên sàn HoSE cũng tăng so với tháng trước đó.
Khoảng 17% tổng giá trị giao dịch của HoSE hôm nay là dòng tiền của nhà đầu tư nước ngoài mua vào. Tuy nhiên riêng phiên chiều thì thị phần của khối ngoại lên tới gần 27%. Lực cầu này là sự bổ sung kịp thời khi dòng vốn trong nước có tín hiệu chững lại, nhờ đó kéo ngược thị trường đi lên cao hơn...
Nhóm bất động sản vẫn tiếp tục bị bán tháo ở nhiều mã, tới hơn chục cổ vẫn giảm sàn, nhưng nhiều mã khác đã quay đầu thành công. VN-Index được chặn đà giảm tại đáy cũ và vốn ngoại có thêm một ngày 'vét hàng' quy mô lớn...
Những nỗ lực phân hóa tăng giảm đã diễn ra khi dòng tiền chảy vào nhóm cổ phiếu tài chính khá rõ nét, nổi bật là ngân hàng và chứng khoán. Tiếc rằng áp lực giảm giá quá lớn đến từ nhóm bất động sản, mà VIC, VHM, NVL, BCM lao dốc cực nặng, khiến VN-Index mất thêm 13,17 điểm tương đương 1,35%...
Thị trường chứng khoán trong nước đã hoàn toàn tách biệt khỏi biến động thế giới, ngay phiên đầu tuần đà lao dốc đã tiếp diễn với cường độ càng lúc càng mạnh. Nhóm cổ phiếu bất động sản bị bán tháo dữ dội, đang tiều tiết hướng đi của tất cả các mã khác. Số rất ít mã đi ngược dòng không thể nào cân bằng nổi...
Toàn sàn HoSE chỉ còn 34 công ty vốn hóa hơn tỷ USD, thấp hơn so với con số 39 của tháng 9 và 46 của thời điểm đầu năm. PV Power, MSB, EVN, Chứng khoán SSI, Vietnam Airlines là những cái tên bị loại khỏi danh sách so với tháng trước.
Số lượng công ty có quy mô định giá hơn một tỷ USD trên sàn HoSE tiếp tục giảm 5 đơn vị so với tháng trước khi thị trường chung lao dốc.
Trước những lo ngại về khả năng suy thoái kinh tế toàn cầu và dòng tiền eo hẹp, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có khoảng thời gian giao dịch khá tiêu cực trong tháng 10/2022.
Mặc dù khối lượng giao dịch bình quân trên sàn HoSE tăng gần 4% so với tháng 9 nhưng giá trị thanh khoản trên thị trường lại giảm hơn 14%.
Những biến động tăng giảm ngày càng thiếu chắc chắn, không thể biết sau một đêm suy nghĩ, nhà đầu tư sẽ hành động thế nào phiên kế tiếp. Hôm qua cầu bắt đáy kéo lên tích cực, hôm nay dòng tiền lại bốc hơi. VN-Index giảm gần 8 điểm tương đương 0,78%. Nhóm cổ phiếu bất động sản nhiều mã bị xả mạnh khiến giá rơi tới mức sàn...
Từ mức giảm gần 24 điểm, VN-Index quay đầu đi lên và chốt phiên sáng đã tăng 11,55 điểm. Dù chỉ trên tham chiếu 1,17% nhưng biên độ phục hồi của chỉ số lên tới 3,66%. Nhóm cổ phiếu blue-chips là động lực của diễn biến đảo chiều thành công, với thanh khoản trong rổ VN30 tăng 50% so với sáng hôm qua...
Thị trường trong nước tiếp tục 'vô cảm' với diễn biến tích cực từ thế giới, ngay sáng đầu tuần VN-Index đã bốc hơi tiếp 23,37 điểm tương đương 2,29%, rơi qua ngưỡng tâm lý 1.000 điểm, còn 996,45 điểm. Sức ép bán tháo xuất hiện trên khắp các sàn, khiến 91 cổ phiếu giảm hết biên độ trên 3 sàn và hàng trăm mã khác giảm sâu...
Lực bán đã tăng vọt trong phiên chiều khi khi gần 900 triệu cổ phiếu khớp lệnh trị giá 17 ngàn tỷ đồng về tài khoản. Dòng tiền rất yếu buổi sáng chưa gây thiệt hại quá nhiều, nhưng đến chiều thì tan vỡ hoàn toàn. Người bán chấp nhận thoát ra bằng mọi giá, đẩy 221 mã giảm kịch biên độ cuối ngày trên cả 3 sàn...
Sức ép từ các cổ phiếu blue-chips thể hiện rất rõ trong phiên chiều nay, khi VN30-Index đã rơi xuống sát vùng đáy tháng 7, dù VN-Index vẫn cầm cự cao hơn. Duy nhất VIC và FPT còn 'le lói' xanh, 27 mã còn lại giảm giá, với GVR giảm sàn...
Áp lực bán lại dâng cao trong phiên sáng nay, đẩy gần như toàn bộ cổ phiếu lao dốc khiến VN-Index lùi về vùng hỗ trợ.
Áp lực bán lại dâng cao trong phiên sáng nay, đẩy gần như toàn bộ cổ phiếu lao dốc. Ba mã blue-chips duy nhất còn sắc xanh là GAS, SAB và VIC không thể thay đổi được cục diện, khi số mã giảm giá gấp 5,2 lần số tăng. VN-Index bốc hơi 13,65 điểm tương đương 1,11%, đánh mất toàn bộ mức tăng từ đầu tháng 8/2022.
Thị trường giằng co trong thế yếu sáng nay do dòng tiền đẩy giá lên hạn chế. Tín hiệu tốt là vẫn có độ phân hóa trong cổ phiếu và đến lượt nhóm bất động sản tăng ngược sóng. Một số mã như CII, NVT, NBB còn tăng kịch trần...
Thị trường trong nước có phiên đầu tuần khá tẻ nhạt, dù chứng khoán thế giới vẫn xanh tốt và giá dầu tăng. Thậm chí VN-Index là chỉ số duy nhất của thị trường châu Á đỏ lửa phiên này. Nguyên nhân là các cổ phiếu vốn hóa lớn thuộc nhóm bất động sản quá yếu.
Thống kê giao dịch tháng 4/2022 ghi nhận giá trị và khối lượng giao dịch bình quân phiên lần lượt đạt trên 22.117 tỷ đồng và 683,68 triệu cổ phiếu, giảm lần lượt 16,27% về giá trị và 15,26% về khối lượng so với tháng 3.
Trái ngược với tâm lý tiêu cực của thị trường, khối ngoại đã quay trở lại mua ròng sau nhiều tháng bán ròng, trở thành điểm sáng duy nhất của thị trường trong tháng qua.
Chuỗi ngày lao dốc của thị trường đã bước sang phiên thứ 9. Sự hào hứng tràn đầy kỳ vọng VN-Index sẽ vượt lên đỉnh cao lịch sử mới trong ngày 4/4, đến hôm nay được thay thế bằng nỗi lo sợ sẽ 'bục' đáy. Chỉ số phiên này bốc hơi thêm gần 26 điểm nữa, nghĩa là trong 9 phiên giảm 90,3 điểm...
Cổ phiếu trụ duy nhất có khả năng nâng đỡ chỉ số sáng nay là VIC. Nhóm bất động sản giảm sâu mấy phiên trước cũng phục hồi sáng nay, nhưng mức độ nhẹ và hầu hết là các cổ phiếu vốn hóa nhỏ. VN-Index đang bốc hơi 8,82 điểm và thủng mốc 1.500 điểm ngay từ 10h30...
Chỉ số VNSmallcap càng về cuối phiên cắm đầu giảm càng sâu. Ngược lại, VN30-Index càng lúc càng lên mạnh. Diễn biến ngược chiều này khiên hôm nay có thể là một phiên tăng 'xanh vỏ đỏ lòng', nhưng rất tích cực...
Thị trường yếu đi đáng kể trong phiên chiều ngay cả khi nhóm blue-chips cũng tụt giá. Tuy nhiên tổn thương nặng nhất vẫn là các mã nhỏ, số lượng mã mất thanh khoản do bán tháo tăng vọt so với phiên sáng. Trong 320 mã đỏ ở HoSE hôm nay thì hơn một nửa giảm quá 2%...
Loạt cổ phiếu bất động sản bị bán tháo hôm nay đang khiến tâm lý lo sợ lan tỏa ra nhóm cổ phiếu tài chính, đặc biệt là cổ phiếu ngân hàng. Những lùm xùm về một 'đại gia' bất động sản đang lôi kéo nhà đầu tư vào cuộc truy tìm ngân hàng nào có khả năng 'dính' rủi ro?
Thị trường tăng sôi sục trong phiên chiều, dù dòng tiền vẫn vẫn khá chậm. Quan trọng là hàng bán quá ít dẫn đến lực cầu kéo giá rất dễ dàng. Đến lượt các cổ phiếu vốn hóa lớn bật tăng dữ dội và nhóm nhỏ hơn hưởng lợi hơn cả khi trần cả loạt. Đốt nóng hơn nữa là khối ngoại cũng đổ xô vào giải ngân trên 1.700 tỷ đồng riêng trên sàn HoSE...
Tổng giá trị khớp lệnh hai sàn niêm yết sáng nay tăng nhẹ 3,3%, trong đó HoSE tăng gần 5%. Dù HPG vẫn là mã 'siêu thanh khoản', nhưng cả loạt cổ phiếu bất động sản nổi lên như những mã hút tiền hàng đầu...
Thống kê của Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) cho thấy, trong tháng 2/2022, chỉ số VN-Index đạt 1.490,13 điểm, tăng 0,76% so với tháng trước. Tổng giá trị và khối lượng giao dịch cổ phiếu trong tháng giảm lần lượt 29,12% về giá trị và 32,03% về khối lượng so với tháng 1.
Cổ phiếu của các doanh nghiệp trong ngành năng lượng theo đó cũng ghi nhận sự bứt phá trong tháng 2/2022, dù thị trường diễn biến không mấy tích cực.
Dầu khí, ngân hàng, thép vẫn là những cổ phiếu giao dịch lớn hôm nay, nhưng bất động sản mới là những mã thu hút dòng tiền tốt nhất và đẩy được giá tăng cao. Đặc biệt sàn HoSE có sự dịch chuyển dòng tiền trở lại nhóm Midcap khi 21 phiên rổ này mới lại chiếm tỷ trọng vượt 40% sàn...