Vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ là 'nỗi đau' của các doanh nghiệp làm ăn chân chính.
Trên thị trường vẫn còn các hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh làm ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng và thương hiệu của các DN, đó là tình trạng hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng. Giúp khách hàng truy xuất nguồn gốc hàng hóa, sản phẩm đóng vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh.
Hiện nhiều địa phương đang khuyến khích khởi nghiệp trong các thành phần kinh tế, nhưng việc làm như thế nào để tạo nên những mô hình tăng trưởng mới và có đóng góp rõ rệt hơn vào nền kinh tế lại chưa được quan tâm chính đáng.
Việt Nam được ghi nhận sở hữu nhiều điều kiện mang tính tiền đề cho phát triển bền vững, và còn rất nhiều dư địa cho phát triển bền vững do cả người lao động và doanh nghiệp đều một nền tảng nhận thức tốt và khá đồng đều.
Phát triển văn hóa kinh doanh có bản sắc theo định hướng bền vững sẽ giúp cộng đồng doanh nghiệp gia tăng năng lực cạnh tranh, từ đó góp phần quan trọng vào sự thịnh vượng của đất nước.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, việc định hình, khai thác sức mạnh văn hóa kinh doanh Việt Nam hướng tới phát triển bền vững và cạnh tranh có vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần hiện thực hóa mục tiêu và khát vọng đến năm 2045 đưa Việt Nam trở thành nước phát triển, thu nhập cao.
Dường như Nhà nước, các tổ chức nghiên cứu mới chỉ đánh giá, đề cập đến năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của doanh nghiệp, của các ngành hàng Việt Nam... mà ít có được đánh giá, cảnh báo nào về năng lực hoạt động của hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam…
Viện Phát triển doanh nghiệp, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tiết lộ, với số lượng doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh hiện nay, đội ngũ doanh nhân Việt Nam đã lên đến hơn chục triệu người.
Lần đầu tiên VCCI tổ chức hội nghị gặp gỡ toàn quốc các Hiệp hội Doanh nghiệp và giới Doanh nhân Việt Nam để thảo luận thực hiện mục tiêu chung phát triển doanh nghiệp, xây dựng văn hóa kinh doanh.
Theo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, nhiều doanh nhân thành đạt, với khối tài sản hàng trăm, thậm chí hàng nghìn tỷ đồng, xuất thân từ người lao động làm thuê cho doanh nghiệp khác.
Ngày 27/9, tại Hà Nội, Dự án 'Bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp' của Tổ chức Traffic do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ đã cho ra mắt bộ hình ảnh truyền thông mới hướng tới giảm nhu cầu tiêu thụ động vật hoang dã trái pháp luật.
Ngày 27-9, tại Hà Nội, Tổ chức TRAFFIC phối hợp cùng Dự án Bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức họp báo ra mắt bộ hình ảnh truyền thông mới hướng tới giảm nhu cầu tiêu thụ động vật hoang dã trái pháp luật.
Nâng tầm giá trị, thương hiệu và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, doanh nhân đã trở nên cấp thiết, giúp doanh nghiệp không chỉ mở rộng cơ hội kết nối mà còn hướng tới sự phát triển bền vững.
Nhiều quốc gia đã tạo dựng thành công văn hóa kinh doanh trở thành 'sức mạnh mềm', giúp doanh nghiệp của các quốc gia này chiếm được lợi thế trên thị trường kinh doanh quốc tế.
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp và bộ quy tắc ứng xử là sứ mệnh và cũng là 1 nhiệm vụ quan trọng cần thực hiện tức thì để doanh nghiệp nhanh chóng đạt tới mục tiêu và kế hoạch của mình
Các công ty khi được tư vấn chuyển đổi số thì thường đưa ra câu hỏi điển hình 'hết bao nhiêu tiền' hơn là nghĩ đến hiệu quả của chuyển đổi số mang lại trong tương lai.
Quá trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp Việt Nam, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn gặp khá nhiều thách thức và rào cản nhất định.
Sau đại dịch Covid-19, thị trường thuốc và thực phẩm chức năng giả, không rõ nguồn gốc, nhập nhèm nhãn mác xuất xứ gia tăng. Nhiều công nghệ chống hàng giả đã được các công ty dược phẩm áp dụng, nhưng chưa thực sự hiệu quả.
Từ đầu năm đến nay, cơ quan chức năng đã phát hiện gần 1.600 vụ liên quan đến hành vi sản xuất, kinh doanh hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ, số tiền xử phạt lên đến gần 20 tỷ đồng.
Để ngăn chặn tình trạng sản xuất, lưu hành thuốc và thực phẩm chức năng giả vào thị trường Việt Nam cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó ứng dụng khoa học công nghệ để truy xuất nguồn gốc.
Tại Hội thảo 'Thuốc và thực phẩm chức năng giả: Hiện trạng và giải pháp' do Viện Phát triển Doanh nghiệp (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – VCCI) phối hợp cùng Trung tâm Công nghệ chống hàng giả Việt Nam tổ chức vừa qua, Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI) đã giới thiệu sản phẩm bảo hiểm mới có tên Bảo hiểm mua hàng chính hãng nhằm góp phần bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng cũng như của các nhà sản xuất hàng hóa.
Thuốc giả, dược phẩm giả, thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc... không chỉ là bất hợp pháp mà còn là mối quan ngại lớn đối với sức khỏe cộng đồng. Nạn thuốc giả làm giảm niềm tin của cộng đồng vào hệ thống chăm sóc sức khỏe, các chuyên gia y tế, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của các nhà cung cấp dược phẩm chân chính.
Các chuyên gia nhận định thời gian qua nạn làm giả thuốc và thực phẩm chức năng ngày một tăng tại Việt Nam do lợi dụng kẽ hở đứt gãy chuỗi cung ứng, nhu cầu hàng hóa tăng cao. Dược phẩm giả cũng được làm ngày một tinh vi với công nghệ cao, rất khó phân biệt.
Những năm gần đây, bằng nhiều hình thức gian lận tinh vi số lượng thuốc giả, thực phẩm chức năng giả xâm nhập vào hệ thống cung ứng thuốc và đến tay bệnh nhân ngày càng gia tăng. Đây là vấn đề nhức nhối trong xã hội, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng.
Sáng 23/8, Viện Phát triển Doanh nghiệp (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) phối hợp với Trung tâm công nghệ Chống hàng giả Việt Nam tổ chức tổ chức hội thảo 'Thuốc và thực phẩm chức năng giả - Hiện trạng và giải pháp'.
Sáng 23/8, Trung tâm Công nghệ chống hàng giả Việt Nam phối hợp với VCCI tổ chức buổi hội thảo 'Thuốc giả và thực phẩm chức năng giả - Hiện trạng và giải pháp'.