DN xuất khẩu vừa trải qua 1 năm khó khăn về thị trường thì giờ đây lại đối mặt với thách thức cước phí vận tải biển tăng, làm cho nhiều DN càng đuối sức, nhất là DN quy mô nhỏ.
Chưa hết khó với sức mua ở thị trường quốc tế suy giảm, doanh nghiệp xuất khẩu giờ đây còn đối diện với thách thức mới khi cước tàu biển tăng vọt do tình trạng mất an ninh tại khu vực Biển Đỏ.
Bên cạnh những doanh nghiệp lâm thủy sản được vay lãi suất thấp từ gói tín dụng 15.000 tỉ đồng thì vẫn có những doanh nghiệp chỉ biết chính sách này qua báo chí.
Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi trong giai đoạn này chính là tổ chức nhiều đợt xúc tiến thương mại cả trong nước và quốc tế.
Trải qua hơn 3 năm Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) có hiệu lực, không ít 'trái ngọt' cũng đến với doanh nghiệp Việt. Tuy nhiên, hành trình chinh phục thị trường 'khó tính' này là con đường gập ghềnh với nhiều doanh nghiệp khi gam màu xám chiếm vị trí chủ đạo trong bức tranh nền kinh tế của khu vực này. Bên cạnh đó, các quy định mới được dựng lên cũng góp phần cản đường hàng hóa từ các nhà xuất khẩu Việt Nam.
Trong lúc nhiều doanh nghiệp thiếu đơn hàng xuất khẩu mới do ảnh hưởng của sự suy giảm kinh tế toàn cầu, có không ít doanh nghiệp vẫn đều đặn xuất hàng qua sàn thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới. Họ không chỉ gia tăng đơn hàng ra nước ngoài, bảo đảm sự sản xuất liên tục mà còn mở rộng việc tiếp cận trực tiếp đến người tiêu dùng toàn cầu bằng chính thương hiệu của mình.
Chi phí logistics cao hơn so với mặt bằng chung tại nhiều nền kinh tế cạnh tranh trực tiếp trong mảng xuất khẩu khiến cho các sản xuất Việt Nam mất đi lợi thế về mặt giá cả hàng hóa. Trong thời gian sắp tới, họ tiếp tục đối mặt với thách thức liên quan đến 'logistics xanh', một mắt xích quan trọng trong việc 'xanh hóa' chuỗi cung ứng nhằm thúc đẩy phát triển bền vững..
Các doanh nghiệp xuất khẩu đang ở trong trạng thái đầy sự âu lo vì khó định đoán được tình hình thị trường để lập kế hoạch và có chiến lược kinh doanh trong bối cảnh thế giới biến động khó lường, không chắc chắn, phức tạp và mơ hồ.
Tình trạng lạm phát tăng cao trên toàn cầu đã khiến nhu cầu tiêu dùng giảm sút, sức mua giảm tại nhiều thị trường xuất khẩu như Mỹ, EU đối với các sản phẩm có thế mạnh của Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp (DN) dệt may, da giày và đồ gỗ xuất khẩu đang 'đứng ngồi không yên' trước tình trạng đơn hàng liên tục giảm sút.
Bên cạnh việc đơn hàng xuất khẩu đột ngột giảm hoặc bị hủy, doanh nghiệp đồ gỗ còn đang đối mặt với những trở ngại lớn khác như khó tiếp cận vốn, tần suất bị các cơ quan quản lý kiểm tra khá cao, hay Mỹ gia tăng các biện pháp phòng vệ thương mại với sản phẩm gỗ Việt Nam.Khoảng 90% doanh nghiệp tham gia khảo sát này là xuất khẩu đi thị trường Mỹ và khu vực EU. Số còn lại là xuất đi các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, New Zealand, Canada, Arap Saudi, Anh, Mexico, Chile,…
Các doanh nghiệp Việt Nam đang có quan hệ thương mại bằng đồng euro cho biết không bị ảnh hưởng, thậm chí là có lợi khi đồng euro giảm giá. Tuy nhiên, dự báo trong thời gian tới doanh nghiệp sẽ khó khăn tại thị trường khu vực này.Trong nửa đầu đầu năm 2022, khu vực châu Âu, Việt Nam xuất khẩu 23,6 tỉ đô la, nhập khẩu 8,1 tỉ đô la.
Từ năm 2020, Việt Nam đã vượt Trung Quốc trở thành nước xuất khẩu hàng gỗ nội thất lớn nhất sang Mỹ – thị trường tiêu thụ đồ nội thất lớn nhất thế giới. Thị trường Mỹ, chiếm hơn 50% giá trị xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam, tiếp tục đổ đơn hàng về Việt Nam cùng lúc với những thách thức đáng chú ý. Phía nhà nhập khẩu đã đặt ra nghi ngờ có gian lận thương mại trong bối cảnh Mỹ đánh thuế cao nhập khẩu nhóm hàng này từ Trung Quốc.
Kéo hàng về, tạm ngưng mọi hoạt động hoặc sắp xếp bán hàng với giá thấp hơn… là những giải pháp đang được các doanh nghiệp Việt ứng phó trước biến động thị trường do chiến tranh giữa Nga - Ukraine trong những ngày qua.