Bước tiến mới quan trọng của công nghiệp vũ trụ Việt Nam

Việc vệ tinh NanoDragon - vệ tinh 100% 'Made in Vietnam' được phóng thành công lên quỹ đạo Trái đất là bước tiến mới, vô cùng quan trọng, minh chứng chúng ta hoàn toàn có khả năng làm chủ và phát triển ngành công nghiệp vũ trụ của riêng mình, phục vụ phát triển kinh tế, giữ vững chủ quyền an ninh quốc gia và bảo vệ môi trường.

Phóng thành công tên lửa mang vệ tinh NanoDragon của Việt Nam

Vệ tinh NanoDragon, do Việt Nam nghiên cứu, thiết kế và chế tạo 100%, có thể dùng công nghệ chùm vệ tinh cỡ siêu nhỏ để thu tín hiệu nhận dạng tự động tàu thủy (AIS) sử dụng cho mục đích theo dõi, giám sát phương tiện trên biển.

Vệ tinh cỡ nhỏ - Thành tựu phát triển công nghệ vũ trụ của Việt Nam

Từ vệ tinh siêu nhỏ PicoDragon năm 2013, đến MicroDragon năm 2019 và sắp tới là vệ tinh NanoDragon do các nhà khoa học Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) nghiên cứu và chế tạo dự kiến được phóng lên quỹ đạo vào khoảng 7 giờ 48 phút đến 7 giờ 59 phút ngày 1/10/2021 theo giờ Việt Nam, tại bãi phóng Trung tâm Vũ trụ Uchinoura, tỉnh Kagoshima, phía Nam Nhật Bản.

Khai mạc Phiên họp toàn thể Ủy ban Vệ tinh quan sát Trái đất tại Việt Nam

Phiên họp toàn thể của Ủy ban Vệ tinh Quan sát Trái đất CEOS Plenary 2019, với sự tham gia của 30 tổ chức thành viên đến từ các Quốc gia như Mỹ, Nhật, Australia, Italia, Thụy Sỹ, Trung Quốc, Canada, Anh, Pháp… đã khai mạc ngày 15 tại Hà Nội.

Việt Nam thực hiện 2 sáng kiến phát triển nông nghiệp

Trong nhiệm kỳ đảm nhận vị trí Chủ tịch Ủy ban Vệ tinh Quan sát Trái đất (CEOS), Trung tâm Vũ trụ Việt Nam đã thực hiện 2 sáng kiến được đánh giá cao là: Quan sát carbon, tập trung vào giám sát rừng và các quan sát phục vụ nông nghiệp, cụ thể là giám sát lúa.