Người dân Hà Nội đang dần trở về cuộc sống bình thường sau khi TP nới lỏng giãn cách xã hội. Ngay trong ngày 21/9, đã có nhiều người dân tới các siêu thị mua sắm hàng hóa.
Hôm nay 19/9/2021, Sở Công thương ban hành văn bản chỉ đạo công tác phối hợp trong đảm bảo hàng hóa thiết yếu và bình ổn thị trường.
Thị trường bán lẻ Việt Nam vài năm gần đây chứng kiến rất nhiều sự thay đổi với các thương vụ mua bán - sáp nhập (M&A) từ doanh nghiệp (DN) bán lẻ trong nước khi DN nước ngoài đang 'tháo chạy' khỏi thị trường.
Năm nay, do dịch bệnh Covid-19 bùng phát, nên đường phố Hà Nội vắng bóng các quầy bán bánh trung thu dựng trên vỉa hè, trái ngược với đó là không khí mua bán trong siêu thị.
Công Ty Cổ Phần King Food Market (KingFood) vừa phản hồi thông tin về việc khách hàng phản ảnh siêu thị KingFoods chỉ nhận đơn hàng giá trị tối thiểu 700.000 đồng.
Chiều 16/9, ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó giám đốc Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh cho biết, theo kế hoạch của UBND Quận 7, từ ngày 17/9, người dân sẽ được đi chợ 1 lần/tuần. Tuy nhiên, người đi chợ phải được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine phòng COVID-19.
Tỉnh ta hiện có trên 87.000 ha cây ăn quả, sản lượng khoảng 448.630 tấn. Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, kéo theo những khó khăn, thách thức trong việc tiêu thụ nông sản trên địa bàn. Huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, người đứng đầu cấp ủy đồng thời là Tổ trưởng tổ chỉ đạo sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản, đang là cách làm thiết thực, hiệu quả trong việc hỗ trợ nông dân tiêu thụ nông sản, đảm bảo mục tiêu kép, vừa phát triển kinh tế vừa phòng, chống dịch.
Thị trường bánh Trung Thu ở Hà Nội năm nay hết sức 'ảm đạm,' quầy bán bánh vắng bóng, chỉ còn lác đác một số cửa hàng tiện ích, siêu thị bày bán nhưng cũng thưa thớt người mua.
Các hệ thống siêu thị đã vào cuộc tiêu thụ hàng hóa nông sản của nông dân bị ùn ứ, do các chợ đầu mối, cửa hàng bán lẻ không hoạt động trong hơn 50 ngày Hà Nội thực hiện giãn cách phòng, chống dịch.
Ngay sau chỉ đạo của TP.HCM, nhiều hệ thống siêu thị đã tăng thêm thời gian mở cửa đến 21 giờ hằng ngày. Trong khi đó, các hàng quán dù đã được bán mang về song vẫn e dè khi hoạt động trở lại.
Sau phản ánh của người dân về việc giá các gói combo thực phẩm quá cao, hôm nay (26/8), nhiều doanh nghiệp ở TP.HCM đã thiết kế đa dạng các gói combo thực phẩm với mức giá khác nhau để người tiêu dùng dễ lựa chọn.
Sau một tuần thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 17/CT-UBND của UBND TP Hà Nội, nguồn cung thực phẩm, rau xanh tại hệ thống chợ truyền thống, siêu thị luôn dồi dào không xảy ra tình trạng khan hàng, tăng giá đột biến. TP Hà Nội đã chủ động dự trữ nguồn hàng, tạo điều kiện cho việc lưu thông hàng hóa thuận lợi, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân.
Sở Công Thương Hà Nội mở thêm 328 điểm cung ứng hàng hóa thiết yếu, phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân trong thời gian giãn cách xã hội.
TTH - Cùng với việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn TP. Huế, các ban ngành chức năng lên phương án dự trữ hàng hóa và giữ chặt 'cửa' tại các điểm mua sắm trên địa bàn.
Người dân tại TP.HCM đang dần quen với việc dậy sớm để đi chợ. Việc xếp hàng sớm đảm bảo cho họ có thể lựa chọn được chủng loại thực phẩm đa dạng và tươi hơn tại các siêu thị, cửa hàng tiện lợi.
Trước thông tin chưa chính thống về tình hình ca nghi ngờ mắc COVID-19 tại chợ Rồng từ chiều ngày 29/7, người dân thành phố Ninh Bình đã hoang mang lo lắng và đổ xô đi mua hàng hóa về tích trữ, nhất là các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm, gây mất an toàn trong công tác phòng chống dịch COVID-19.