Chiếc gùi bầu trời nắng tươi

Lần nào đi qua Bảo Lộc (Lâm Đồng) tôi cũng phải dừng chân ngắm những cô gái hái chè. Trên vai họ đeo những chiếc gùi đựng búp lá tươi non. Đôi tay các cô gái thoăn thoắt như lướt trên nương chè xanh tỏa hương. Gió trên ngàn thổi tràn xuống dãy đồi chè cùng tiếng chim ríu rít hót vang. Những chiếc gùi nghiêng nghiêng trong sương mai mát lạnh.

Y Phôn 'Đôi chân trần': Có lửa trong tim và nỗi buồn trong mắt!

Tôi tin nếu thấm đủ Tây Nguyên thì người ta sẽ nghe nhạc Y Phôn. Nếu thấm đủ Tây Nguyên thì sẽ thấy nhạc Y Phôn là con người Tây Nguyên.

Người đàn ông có lửa trong tim và nỗi buồn trong mắt

Một năm đã rất lâu, Y Phôn Ksor đến cơ quan tôi chơi, ngồi dưới sảnh. Người đàn ông này dáng nhỏ, đen, trông chất phác, có thể lẫn vào bất cứ đám đông nào, trên khuôn mặt nổi nhất là đôi mắt to thăm thẳm. Ai đó mang đến một cây guitar. Y Phôn ôm đàn, hát về một người đàn ông. Anh hát thong thả, như thì thầm. Lần đầu tiên tôi nghe 'Đôi chân trần', và từ đó tôi chỉ thích nghe bài hát này do chính Y Phôn hát.

Hé lộ hôn nhân hạnh phúc của tác giả 'Đôi chân trần'

Nổi tiếng với những sáng tác đậm văn hóa cội nguồn Tây nguyên, Y Phôn K'Sơr - tác giả ca khúc 'Đôi chân trần' có một gia đình hạnh phúc khi có người vợ thấu hiểu, hun đúc cho đam mê của chồng.

Cánh chim gọi đàn xôn xao đại ngàn

Lần này tôi lên Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) nhà văn Linh Nga chỉ hướng đi về hồ Ea Kao. Chị nói có những điều bất ngờ đang chờ đón tôi. Thật thú vị, tôi lên đường ra ngoại vì thành phố trong tiếng nhạc rì rào trên từng ngọn cây. Tây Nguyên là vậy chỉ có âm nhạc dẫn đường. Lời hát của Y Phôn bỗng vang lên từ góc phố: 'Tôi như con thú hoang/ lang thang trong rừng sâu'. Tôi giật mình ngơ ngác như lạc vào khu rừng hoang vu.

Người nhạc sĩ 'chân trần' của buôn làng Tây Nguyên

Nhạc sĩ Y Phôn Ksơr trở về với đời thường kể về mạch nguồn cảm xúc, viết nên những ca khúc nổi tiếng: Đôi chân trần, Đi tìm nữ thần mặt trời,...

Tiếng vọng đại ngàn

Có lẽ đã lâu lắm rồi, nhất là sau đợt phong tỏa vì COVID-19, phố núi Pleiku lại nhộn nhịp, tắc đường khủng khiếp. Một giải đấu Marathon nhiều ý nghĩa không chỉ có mặt lâu đời nhất Việt Nam (62 năm), mà còn mang thông điệp và hành động thiết thực 'Giấc mơ đại ngàn'.

Nhạc sĩ chân trần của đại ngàn

Những ca khúc nổi tiếng của ông đều được viết ra trong những ngày tháng lang thang khắp buôn làng, ăn nằm cùng khe suối, núi rừng. Khi nào đủ chín thì ông phải cất lời và hát giữa mọi người không ngại ngần…Đó là một Y Phôn Ksơr dân dã, hòa đồng và rất riêng biệt của núi rừng Tây Nguyên.

'Sao' Tây Nguyên ngày ấy: NSND Y Moan đã 10 năm khuất bóng, Siu Black giờ ra sao?

Thấm thoắt đã sắp tròn 10 năm giọng ca đại ngàn Y Moan Enuol 'đi chơi với gió' và khoảng trống tài năng quý hiếm của ông vẫn khó lấp đầy. Những họa mi Siu Black, Rơ Chăm Phiang cũng dần lùi lại, khuất vắng khiến khán giả thắc mắc không biết các 'Sao' ấy giờ sống ra sao...

Cà phê phố trên cao nguyên

Khác hẳn với không khí Lễ Hội cà phê lần thứ 7 (2019), con đường Phan Chu Trinh, TP Buôn Ma Thuột, vào tiết xuân đầu năm mới thật dịu dàng. Tôi tha thẩn đi theo hướng lên quán cà phê Hiếu ở cây số 3 theo lời hẹn của ca sĩ Y Phôn (Đoàn Ca múa dân tộc Đắk Lắk). Không khí cao nguyên se lạnh. Giọng hát Ngọc Lễ bỗng vang lên từ một quán hàng nào đó buồn man mác: 'Từng giọt cà phê ngọt đắng. Biết em nơi đâu bây giờ'.

Tiều phu thời hiện đại

Trong cánh rừng keo thăm thẳm, ngày này qua tháng khác, họ oằn mình hạ cây, bóc vỏ, vác gỗ...