Theo thống kê, số lượng người di cư đến châu Âu qua tuyến đường Địa Trung Hải và Đại Tây Dương đã tăng gấp đôi trong cùng kỳ lên 25.500 người.
Liên minh châu Âu (EU) thông báo việc triển khai hệ thống kiểm soát biên giới tự động mới dành cho công dân ngoài EU sẽ bị hoãn lại vì các quốc gia như Pháp, Đức và Hà Lan chưa sẵn sàng thực hiện.
Ngày 7/10, tại phiên họp của Nghị viện Châu Âu tại Strasbourg, Ủy viên Nội vụ Châu Âu Ylva Johansson đã nhấn mạnh về những nỗ lực ngoài mong đợi của Bulgaria và Romania trong việc thực hiện tất cả các biện pháp bổ sung cho mục đích gia nhập khu vực Schengen.
Khoảng 21 tỷ Euro tiền quỹ đoàn kết và phục hồi dành cho Hungary vẫn đang bị Ủy ban châu Âu (EC) – cơ quan điều hành EU – đóng băng.
Ngày 16/8, truyền thông châu Âu đưa tin, Bộ trưởng ngoại giao và nội vụ các nước Baltic và Bắc Âu đã gửi một lá thư chung tới Ủy viên Nội vụ châu Âu Ylva Johansson để bày tỏ quan ngại về quyết định của Hungary mở rộng hệ thống thẻ quốc gia cho công dân Nga và Belarus.
Theo hãng thông tấn TASS, Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk cho biết Liên minh châu Âu (EU) nên kiềm chế việc xem xét khả năng đình chỉ tư cách thành viên khu vực Schengen của Hungary để đáp trả việc Budapest nới lỏng các quy định về thị thực đối với công dân Nga và Belarus.
Việc Thủ tướng Hungary Viktor Orban quyết định mở rộng chương trình nhập cư 'thẻ quốc gia' cho công dân Nga và Belarus đã vấp phải chỉ trích của Liên minh Châu Âu (EU).
Quyết định của Hungary về mở rộng chương trình đơn giản hóa thủ tục cấp thị thực và kiểm tra an ninh đối với lao động đến từ Nga và Belarus đã gây tranh cãi và dấy lên quan ngại từ EU về khả năng lách luật và rủi ro an ninh.
Sau chuyến thăm Nga và Trung Quốc để triển khai 'sứ mệnh hòa bình' gây tranh cãi, bất đồng giữa Hungary và nhiều nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) tiếp tục gia tăng bởi Budapest quyết định nới lỏng hạn chế thị thực với 8 quốc gia, trong đó có Nga và Belarus. Nhiều ý kiến tỏ ra lo ngại, trong thời gian đảm nhiệm vai trò Chủ tịch luân phiên EU từ nay đến hết tháng 12, Hungary tiếp tục có những động thái khoét sâu chia rẽ nội khối.
Sau khi Hungary bắt đầu đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Liên minh châu Âu (EU) hồi đầu tháng 7 vừa qua, Thủ tướng nước này, ông Viktor Orban đã có chuyến thăm gây tranh cãi tới Nga và quyết định mở rộng chương trình nhập cư 'thẻ quốc gia' cho công dân Nga và Belarus.
Ngày 1/8, Liên minh châu Âu (EU) đã yêu cầu Hungary giải đáp những lo ngại của khối này về quyết định nới lỏng các quy định về thị thực đối với công dân của 8 nước mà Budapest mới ban hành.
Bộ trưởng Nội vụ Lithuania Agne Bilotaite ngày 25/7 cho biết quốc gia Baltic này sẽ nhận tài trợ từ Ủy ban châu Âu (EC) để bảo vệ biên giới với Nga.
Ngày 3/7, Ủy viên phụ trách Nội vụ của Liên minh châu Âu (EU), bà Ylva Johansson cho biết, khối này đang xây dựng một mạng lưới chống tội phạm mạnh mẽ hơn, bao gồm cả mở rộng hợp tác với các nước Mỹ Latinh để ứng phó với các băng nhóm tội phạm ma túy có tổ chức.
Ngày 14/6, Ủy viên Nội vụ EU, Ylva Johansson, trao đổi với truyền thông cho biết Chủ tịch Hungary của Hội đồng EU đang nỗ lực ưu tiên dỡ bỏ các biện pháp kiểm soát biên giới đất liền thuộc khối Schengen đối với Bulgaria và Romania.
Ngày 5/4, Cơ quan cảnh sát châu Âu (Europol) vừa công bố một báo cáo được xem là 'nghiên cứu sâu rộng nhất về các mạng lưới tội phạm quan trọng từng được cơ quan thực thi pháp luật ở châu Âu thực hiện' – theo Giám đốc Europol, bà Catherine De Bolle. Theo báo cáo này, có 821 mạng lưới tội phạm được đánh giá là 'rất nguy hiểm' đang hoạt động ở Liên minh châu Âu (EU), với hơn 25.000 thành viên.
Ngày 10/4, Nghị viện EU đã thông qua một cuộc cải cách gây tranh cãi về chính sách tị nạn của châu Âu nhằm thắt chặt các thủ tục biên giới và buộc tất cả 27 quốc gia trong khối phải chia sẻ trách nhiệm.
Cuộc đảo chính năm ngoái ở Niger có nguy cơ làm gia tăng số lượng người nhập cư bất thường vào Liên minh châu Âu (EU) - Ủy viên phụ trách Nội vụ của EU Ylva Johansson cho biết trước thềm cuộc bỏ phiếu quan trọng về việc hiệp ước di cư mới của khối diễn ra hôm nay (10-4, giờ địa phương).
Ngày 5/4, Cơ quan Cảnh sát châu Âu (Europol) cho biết hiện có 821 mạng lưới tội phạm rất nguy hiểm đang hoạt động ở Liên minh châu Âu (EU) với trên 25.000 thành viên.
Vụ tấn công khủng bố kinh hoàng tại nhà hát Crocus City Hall ở ngoại ô Moskva tối 22/3 đã làm thế giới chấn động. Nó khiến các quốc gia phải đánh giá lại nguy cơ khủng bố của mình trong một thời điểm hết sức nhạy cảm, đặc biệt là tại châu Âu.
Theo phóng viên TTXVN tại London, ngày 23/2, Lực lượng Biên phòng Anh đã ký một thỏa thuận với Cơ quan Bảo vệ Biên giới của Liên minh châu Âu (Frontex) về phối hợp trấn áp tình trạng nhập cư bất hợp pháp.
Liên minh châu Âu (EU) đã chính thức ra mắt Liên minh Cảng châu Âu, nhằm đấu tranh với tội phạm ma túy và sự xâm nhập của các nhóm tội phạm khác.
Ủy ban châu Âu (EC) đã thành lập liên minh cảng châu Âu, nhằm mục đích tập hợp các bên liên quan lại để bảo vệ các cảng khỏi nạn buôn bán ma túy và tình trạng tội phạm xâm nhập.
Ngày 24/1, Ủy ban châu Âu (EC) thành lập Liên minh cảng châu Âu, nhằm tập hợp các bên liên quan để bảo vệ các cảng trong khu vực khỏi nạn buôn bán ma túy và tình trạng tội phạm xâm nhập.
Hiện nay, tình trạng bạo lực liên quan đến các băng đảng ma túy thường xuyên diễn ra tại các cảng lớn của châu Âu với các băng đảng tội phạm từ nhiều nước ngày càng có nhiều chiêu thức.
Người di cư hợp pháp đến Liên minh châu Âu (EU) sẽ phải tăng thêm 1 triệu người/năm để bù đắp cho những tổn thất về lực lượng lao động đang già đi.
Quan chức tình báo và cảnh sát ở 5 quốc gia châu Âu, trong đó có Đức và Pháp, cho biết đang tăng cường giám sát các chiến binh Hồi giáo. Theo một quan chức an ninh Anh, cuộc chiến ở Dải Gaza có thể trở thành nơi chiêu mộ phiến quân Hồi giáo lớn nhất kể từ cuộc chiến Iraq năm 2003.
Sau 13 năm kiên trì theo đuổi, lộ trình gia nhập khu vực miễn thị thực châu Âu (Schengen) của Romania và Bulgaria đã tiến thêm một bước dài khi đạt được thỏa thuận chính trị với Áo liên quan tới quyền tự do đi lại bằng đường biển và đường không từ tháng 3-2024.
Văn phòng Vông tố viên Vienna cho biết các nghi phạm 'đã thảo luận về kế hoạch tấn công ở Vienna, Cologne và Madrid' nhưng 'không có mối đe dọa ngay lập tức về một cuộc tấn công ở Vienna.'
Cảnh sát Đức đã huy động lực lượng đông đảo để sẵn sàng ứng phó và bảo vệ người dân trong đêm 24/12, đặc biệt vào thời điểm Thánh lễ, sau khi nhận được thông tin cảnh báo về âm mưu tấn công.
Châu Âu đang trong tình trạng cảnh giác cao độ trước các cuộc tấn công khủng bố có thể xảy ra. Trong hai tháng qua, các thủ phạm đơn độc đã thực hiện ba vụ tấn công khủng bố gây chết người, cướp đi tổng cộng bốn mạng sống.
Ủy viên Nội vụ EU, Ylva Johansson nhấn mạnh việc thu hút nhân tài mới đến EU 'cho hôm nay và mai sau' là rất quan trọng. Hơn nữa, luật sửa đổi sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tuyển dụng quốc tế.
Diễn đàn Người tị nạn Toàn cầu 2023 (GRF) được tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ đã kết thúc với hơn 1.600 cam kết hành động và cam kết tài chính trị giá khoảng 2,2 tỷ USD, nhằm cải thiện cuộc sống của những người tị nạn trên thế giới.
EU cho biết sẽ tái định cư gần 61.000 người tị nạn tại một số quốc gia thành viên trong 2 năm tới. Khoảng 31.000 người sẽ được tái định cư thông qua các chương trình do UNHCR điều hành.
Công tố viên Đan Mạch hôm 15-12 cho biết nước này đang giam giữ hai người trong khi 4 người khác là mục tiêu của cuộc điều tra khủng bố.
Quân đội Israel ra tuyên bố thừa nhận các binh sĩ nước này đã bắn chết 3 con tin sau khi nhầm lẫn những người này là mối đe dọa.
Dưới đây là những diễn biến chính đáng lưu ý trong tình hình chiến sự giữa Nga và Ukraine ngày 16/12/2023.
Ủy viên Nội vụ của Liên minh Châu Âu (EU) Ylva Johansson cho biết các nước EU đã đồng ý tiếp nhận hơn 60.000 người tị nạn dễ bị tổn thương nhất trong hai năm tới. Con số được đưa ra tăng nhẹ so với những năm trước. EU đồng thời bác bỏ cáo buộc rằng khối này hoan nghênh người tị nạn Ukraine hơn người tị nạn từ các nước khác.
Ủy viên phụ trách nội vụ của Liên minh châu Âu (EU), bà Ylva Johansson hôm qua (14/12) cho biết các nước EU đã đồng ý tiếp nhận hơn 60.000 người tị nạn dễ bị tổn thương nhất trong 2 năm tới nhưng không dành ưu ái riêng cho Ukraine.
Ủy viên Nội vụ của Liên minh Châu Âu (EU) Ylva Johansson cho biết các nước EU đã đồng ý tiếp nhận hơn 60.000 người tị nạn dễ bị tổn thương nhất trong hai năm tới, tăng nhẹ so với những năm trước đồng thời bác bỏ cáo buộc rằng khối này hoan nghênh người tị nạn Ukraine hơn người tị nạn từ các nước khác.
Đài CNN dẫn lời công tố viên liên bang Đức cho biết nước này và Hà Lan vừa bắt giữ 4 người bị tình nghi là thành viên Hamas âm mưu tiến hành tấn công khủng bố trên lãnh thổ châu Âu.
Trong một tuyên bố ngày 14/12, công tố viên liên bang Đức cho biết chính quyền Đức và Hà Lan bắt giữ 4 thành viên bị nghi thuộc lực lượng Hamas và có âm mưu tấn công khủng bố ở châu Âu.
Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 15/12.
Ủy viên phụ trách Nội vụ của Liên minh châu Âu cho biết trong năm 2024-2025, 14 nước thành viên Liên minh châu Âu sẽ giải quyết và tiếp nhận nhân đạo cho gần 61.000 người tị nạn.
Cơ quan An ninh và Tình báo Đan Mạch đã phối hợp với cảnh sát khu vực thực hiện chiến dịch vì nghi ngờ các nhóm đối tượng đang chuẩn bị thực hiện vụ tấn công khủng bố.
Hàng loạt nước phương Tây khẩn trương ngăn chặn làn sóng khủng bố bùng phát liên quan xung đột Israel - Hamas.
'Liên minh châu Âu (EU) đối mặt với nguy cơ tấn công khủng bố rất lớn, trong bối cảnh đang diễn ra cuộc xung đột giữa Israel và Hamas, cũng như sự phân cực mà cuộc chiến ấy gây ra trong xã hội chúng ta, cùng lúc kỳ nghỉ lễ sắp tới'. Đó là cảnh báo của Ủy viên phụ trách nội vụ của EU Ylva Johansson.