Bài thơ thể hiện sự mê đắm của nhà thơ trong khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, mô tả chân thật vẻ đẹp của Hồng Lĩnh biếc xanh và chín mươi chín đỉnh Hồng sơn, nơi chùa Đại Hùng tọa lạc, tạo nên bức tranh huyền bí và thiêng liêng.
30 năm sau khi nhiếp ảnh thế giới ra đời, hiệu ảnh đầu tiên tại Việt Nam đã ra đời do 1 tiến sĩ tiên phong đưa về từ nước ngoài. Ông được coi là 'ông tổ' nghề nhiếp ảnh ở Việt Nam.
Nhà giáo, nhà thơ Đoàn Nhật Hồ (bút danh Hàn Sĩ)ở miền sông nước Tiền Giang, khi đến với địa hạt văn chương bằng niềm đam mê và sự chiêm nghiệm nhân sinh, khát vọng tươi đẹp cho đời. Nhà thơ rung động, cảm xúc bằng tình yêu rộng nghĩa: yêu đấng sinh thành, yêu quê hương, thầy cô giáo, bằng hữu, người mình yêu… Tạp chí Văn hóa và Phát triển trân trọng giới thiệu chùm thơ của Đoàn Nhật Hồ đến bạn đọc cùng thưởng thức.
Tết năm nay, bà Cầm sẽ bước sang tuổi chín mươi. Tuổi ấy được tính bằng tuổi hạc. Những người cùng thời với bà đã lần lượt cưỡi hạc về trời. Mỗi buổi chiều quê khi hoàng hôn ngang qua cửa sổ, bà thường lẩm bẩm câu gì mà người khác không nghe thấy nhưng chính bà thì lại nghe rất rõ: 'Sao chim hạc chưa đến đón tôi về, tôi muốn ngồi trên đám mây ngũ sắc, tôi muốn đi trên cầu vồng bảy màu, tôi sống đã lâu, sao tôi chưa chết, tôi còn khổ đến bao giờ?'. 'Khổ tận đến ngày cam lai'.
Hà Nội vào thu, như cô gái Hà Thành đổi mùa trong ngõ vắng. Ai thề lên tóc, ai nắng hảnh trời, ai chẳng nói chẳng rằng bối rối hoàng lan.
Thơ Mai Nam Thắng