Hợp tác và chia sẻ lợi ích công – tư trong du lịch

Ngành du lịch có một đặc thù cơ bản là tính liên ngành, liên vùng và tính xã hội hóa cao. Do vậy, nó không thể phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, nếu đứng độc lập và đi một mình một con đường. Sự hợp tác và chia sẻ lợi ích công - tư, được xem là một giải pháp chìa khóa, góp phần thúc đẩy du lịch phát triển.

Năm 2019: Lượng khách du lịch đến Thanh Hóa tăng 17%

Theo thống kê từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, bằng những giải pháp, chương trình kích cầu và nỗ lực từ các địa phương trong tỉnh, năm 2019, tỉnh Thanh Hóa đã đón 9.655.000 lượt khách du lịch, tăng 17% so với cùng kỳ.

Pù Luông và trào lưu du lịch mùa xuân

Những tháng cuối năm là khởi điểm cho trào lưu du lịch mùa xuân tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, nơi các doanh nghiệp, các hộ làm du lịch bận rộn với các tour phục vụ khách du lịch quốc tế.

Bảo tồn khèn bè – nhạc cụ độc đáo của dân tộc Thái huyện Quan Hóa

Đối với người Thái ở Thanh Hóa nói chung và huyện Quan Hóa nói riêng, chiếc khèn bè thật gần gũi, thân thương. Khèn được chủ nhân chăm sóc cẩn thận và luôn mang bên mình. Họ coi chiếc khèn bè như một người bạn thân thiết nhất, những lúc vui hoặc buồn, tiếng khèn cất lên như lời thủ thỉ, tâm tình.

Bài 4: Kỳ vọng những sản phẩm OCOP

Với đặc điểm là tỉnh đất rộng địa hình đa dạng, có cả vùng núi, trung du, đồng bằng và ven biển, từ lâu Thanh Hóa đã nổi tiếng là vùng đất phong phú về sản vật tự nhiên và những sản phẩm hàng hóa đặc trưng. Đó chính là điều kiện lý tưởng để xây dựng, phát triển thành sản phẩm theo chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' (OCOP) - một bước đi mới trong xây dựng nông thôn mới.

Lượng khách du lịch quốc tế đến Thanh Hóa tăng mạnh

Theo thống kê từ Phòng Quản lý Du lịch (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch), trong 9 tháng đầu năm 2019, lượng khách du lịch quốc tế đến với các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa tăng mạnh, ước đạt gần 233.000 người, tăng 33,7% so với cùng kỳ.

Bảo tồn và phát triển các nghề truyền thống vùng dân tộc thiểu số: Cần đòn bẩy mạnh mẽ

Sự tồn tại của các nghề truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong đời sống hiện nay, không đơn thuần chỉ mang lại giá trị kinh tế, mà còn bao hàm trong đó là phong tục, tập quán, tri thức dân gian... góp phần làm nên nét văn hóa riêng biệt và giàu bản sắc tộc người.

Huyện Quan Hóa đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng

Với tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú, những giá trị văn hóa dân gian, làng nghề truyền thống, văn hóa ẩm thực đặc sắc của đồng bào các dân tộc trên địa bàn, du lịch cộng đồng đang là giải pháp hiệu quả để huyện Quan Hóa phát huy tiềm năng, đẩy nhanh quá trình giảm nghèo, trở thành ngành mũi nhọn trong phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Chất lượng sản phẩm – chìa khóa cơ cấu lại ngành du lịch

Hình thành một hệ thống sản phẩm du lịch rõ nét, đặc sắc, đa dạng, mang đậm bản sắc văn hóa xứ Thanh và có thương hiệu, là mục tiêu đặt ra khi thực hiện cơ cấu lại ngành du lịch. Muốn vậy, bên cạnh việc tập trung đầu tư, khai thác các sản phẩm thế mạnh; thì việc xây dựng, giới thiệu và chào bán các sản phẩm mới, cũng là một điều kiện để hấp dẫn du khách.

Phát triển sản phẩm du lịch Thanh Hóa: Chuyên nghiệp, văn minh, lịch sự, thân thiện

'Thanh Kỳ khả ái', 'Thanh Hóa đẹp tươi', ngay từ những cái tên mà hiền nhân thuở trước ưu ái đề tặng cũng phần nào nói lên được sức hút của mảnh đất xứ Thanh với du khách bốn phương. Xứ Thanh – mảnh đất hội tụ nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, là cửa ngõ kết nối các tỉnh Bắc bộ và Trung bộ với hệ thống tuyến Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh. Nơi đây có cảnh sắc thiên nhiên hữu tình, 'hội sơn tụ thủy' với mạch nguồn văn hóa danh giá từ thuở bình minh của loài người. Bên cạnh đó, xứ Thanh có lợi thế về nguồn nhân lực dồi dào, điều kiện phát triển hạ tầng, cơ sở vật chất tốt là điều kiện thuận lợi để Thanh Hóa thu hút được khách du lịch ngày một nhiều hơn.