Những năm qua huyện Thường Xuân đã và đang phát huy tiềm năng, lợi thế địa phương nhằm phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững; khuyến khích, động viên đồng bào các dân tộc tích cực tham gia XDNTM; giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống, bảo vệ tài nguyên, môi trường; đoàn kết giúp đỡ nhau cùng phát triển, xây dựng quê hương, bản làng ấm no, đổi mới.
Theo thống kê, quý I năm 2024, huyện Thường Xuân đã đón được 81.794 lượt du khách đến tham quan, trải nghiệm; doanh thu du lịch ước đạt 22,1 tỷ đồng.
Trước khi đám cưới diễn ra, Chon lầm lì như đá ở bến sông. Không ai biết Chon nghĩ gì. Ngày rước dâu, thầy mo bắt đầu cúng cắt khẩu ở nhà Chon, rồi nhập khẩu vào nhà ông bà Luông, mế Luông đội áo lên đầu Chon để nhận mặt con dâu. Khoảnh khắc ấy, Chon vô tình trông thấy chiếc áo của mình treo trên cái sừng hoẵng ở góc nhà, Chon như sực tỉnh, cô òa khóc nức nở.
Dịp đầu xuân du khách tìm đến các khu, điểm du lịch để tham quan, trải nghiệm khá đông. Để tạo sức hấp dẫn và đáp ứng nhu cầu của du khách, các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh đã tích cực xây dựng và phát triển thêm nhiều sản phẩm du lịch mới đa dạng, độc đáo; đồng thời, chú trọng đến việc nâng cao chất lượng dịch vụ.
Chương trình Mục tiêu quốc gia XDNTM đã đi được chặng đường 14 năm và mang lại những kết quả rõ rệt làm thay đổi bộ mặt nông thôn, nhất là về cơ sở hạ tầng.
Theo Luật Du lịch năm 2005, du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống. Hiện nay loại hình du lịch kết hợp khám phá văn hóa đang trở thành xu hướng mới, mang đến lợi ích kép là du khách có được những trải nghiệm thú vị, đồng thời góp phần gìn giữ, phát huy giá trị, bản sắc văn hóa.
Trong bài thơ 'Tung còn', thi sĩ Mai Liễu người dân tộc Tày, đã viết: 'Hai cặp mắt tình tứ trông nhau/ Quả còn trên tay mê ngủ/ Chẳng nhớ mình đeo tua đỏ tua xanh... Quả còn chạm vai thì nhặt/ Ngày lành duyên tốt mừng nhau'. Ngôn ngữ giản dị, chất phác nhưng giàu tình cảm của bài thơ cứ ngân nga trong tôi, khi tham gia hội chơi tung còn ở bản Mạ, thị trấn Thường Xuân vào một ngày nắng lên ấm áp.
Bắt đầu đưa vào sử dụng và đón khách du lịch từ tháng 1/2023, chỉ trong thời gian ngắn, Khu du lịch Mạ Homestay Riverside tại bản Mạ, thị trấn Thường Xuân đã trở thành điểm đến ngày càng được du khách trong và ngoài tỉnh yêu thích, chọn làm điểm đến để khám phá vẻ đẹp của thiên nhiên ban tặng cùng những giá trị văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán và đời sống của đồng bào dân tộc Thái nơi đây.
Du lịch dịp tết như một món quà mà nhiều gia đình chọn lựa để tự thưởng sau một năm làm việc vất vả. Kỳ nghỉ lễ dài nhất trong năm đã và đang được các gia đình tận dụng hợp lý để vừa có một cái tết ý nghĩa vừa có khoảng thời gian dành cho người thân yêu.
Mùa du lịch Tết: Thêm nhiều sản phẩm đặc sắc
Năng động, nhiệt huyết, sáng tạo, người trẻ làm du lịch đã phát huy tinh thần 'không có việc gì khó'. Cuộc trò chuyện với ông Lê Hữu Giáp, Trưởng Phòng VH&TT huyện Thường Xuân; anh Cao Thanh Nam, Giám đốc Chi nhánh khu du lịch Động Tiên Sơn (Công ty CP Du lịch Kim Quy) và anh Lê Minh Châu, Bí thư Huyện đoàn Lang Chánh sẽ cho thấy rõ hơn về vai trò của đoàn viên, thanh niên khi tham gia làm du lịch.
Các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Quảng Bình trong những ngày nghỉ lễ Tết Dương lịch năm 2024, đã đón lượng khách tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước. Đây là tín hiệu tích cực, tạo 'đòn bẩy' để các tỉnh này có một năm du lịch khởi sắc hơn...
Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch có sự tham gia của cộng đồng dân cư vào chuỗi cung ứng và quản lý du lịch. Ở đó, du khách sẽ được trải nghiệm cuộc sống của người dân bản địa, được cung cấp chỗ ở và tạo điều kiện tham gia các hoạt động, sinh hoạt đời thường của người dân. Những người trẻ làm du lịch cộng đồng, có thể bước đầu bối rối, lúng túng nhưng sau đó, họ đã sáng tạo, vượt và thành công...
Theo báo cáo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa, trong 3 ngày nghỉ lễ Tết Dương lịch năm 2024 (ngày 30, 31/12/2023 và 1/1/2024) tỉnh đã đón được khoảng 105.000 lượt khách du lịch, tăng 38,6%, với tổng thu đạt khoảng 142 tỷ đồng, tăng 43,7% so với Tết Dương lịch năm 2023.
Theo báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong 3 ngày nghỉ lễ Tết Dương lịch năm 2024 (ngày 30, 31/12/2023 và 1/1/2024) Thanh Hóa đón được khoảng 105.000 lượt khách du lịch đến Thanh Hóa, tăng 38,6%; tổng thu du lịch đạt khoảng 142 tỷ đồng, tăng 43,7% so với Tết Dương lịch năm 2023; công suất sử dụng phòng đạt khoảng 21%.
Đón năm mới 2024, thành phố Thanh Hóa chỉ đạo các địa phương tổ chức đa dạng các hoạt động văn hóa, thể thao vui tươi, lành mạnh, bổ ích đáp ứng nhu cầu của các tầng lớp nhân dân và hấp dẫn khách du lịch.
Khép lại một năm với nhiều khó khăn, thách thức song du lịch Thanh Hóa đã hoàn thành xuất sắc mục tiêu năm 2023 đề ra, đón khoảng 12,4 triệu lượt khách, doanh thu ước đạt 24.252 tỷ đồng. Đây là sự 'bứt tốc' đáng ghi nhận và là tiền đề quan trọng để Thanh Hóa vươn lên trở thành một trong những trọng điểm du lịch của cả nước.
Nhiều năm trở lại đây, ngành du lịch của tỉnh Thanh Hóa có bước phát triển mạnh mẽ thể hiện ở lượng khách và tổng thu du lịch ngày càng gia tăng. Từ đó, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Có được kết quả đó, ngoài việc làm mới và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, thì công tác bảo vệ, giữ gìn cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp luôn được coi là nhân tố quyết định.
Thường Xuân là huyện miền núi nằm ở phía Tây của tỉnh, với 3 dân tộc anh em Thái, Mường, Kinh cùng sinh sống. Trong những năm qua, công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống được huyện xác định là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, vừa là đòn bẩy để phát triển kinh tế - xã hội địa phương, vừa góp phần xây dựng văn hóa xứ Thanh đậm đà bản sắc.
Việc tổ chức các trò chơi dân gian không chỉ nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc, mà còn là 'sợi dây' gắn kết cộng đồng. Bởi vậy, thời gian qua các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh đã tích cực tổ chức các trò chơi dân gian vào dịp lễ, tết, hay các sự kiện quan trọng.
Năm 2023, huyện Thường Xuân đón được trên 200 nghìn lượt khách trong nước và quốc tế đến tham quan, tăng 655% so với 2022. Doanh thu du lịch năm 2023 đạt khoảng trên 25,5 tỷ đồng, tăng 240% so với năm 2022.
Với lợi thế có nguồn nguyên liệu và lao động dồi dào, những năm gần đây thị trấn Thường Xuân, huyện Thường Xuân đã có nhiều giải pháp vận động người dân và doanh nghiệp đầu tư vào các ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN), xây dựng, dịch vụ, qua đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.
Lễ hội văn hóa 'Hương sắc vùng cao' được tổ chức tại Thường Xuân vừa qua đã thu hút hàng nghìn du khách trong và ngoài tỉnh. Tham dự lễ hội, du khách được trải nghiệm không gian văn hóa đậm sắc màu các dân tộc vùng cao, kết hợp giữa không gian hội chợ, vui chơi gắn với các hoạt động dân ca, dân vũ, ẩm thực đặc sắc.
Một trong những lợi thế lớn của du lịch Thanh Hóa đó là đa dạng sản phẩm du lịch. Nếu như mùa hè, xứ Thanh hút khách đến các khu du lịch biển thì bước sang những tháng cuối năm các điểm đến du lịch sinh thái cộng đồng, văn hóa lịch sử, tâm linh sẽ tiếp tục nối dài hành trình khám phá, với thông điệp 'Du lịch Thanh Hóa - Hương sắc bốn mùa'.
Cùng với du lịch sinh thái cộng đồng và du lịch văn hóa, du lịch MICE (du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo) là một trong những thế mạnh của Thanh Hóa trong những tháng cuối năm. Tuy nhiên, trước những yêu cầu và sự thay đổi xu hướng của khách du lịch, các doanh nghiệp du lịch cần có những hướng đi mới nhằm khai thác tối đa dòng khách này.
Tại các khu, điểm du lịch sinh thái cộng đồng trên địa bàn tỉnh, phần lớn nhân lực là người dân bản địa, các món ăn làm nên thương hiệu của điểm đến cũng xuất phát từ những món ăn truyền thống. Do đó, nhằm góp phần xây dựng thương hiệu du lịch sinh thái cộng đồng xứ Thanh an toàn, hấp dẫn, công tác đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) tại các điểm đến được các cấp, ngành và cơ sở cung cấp dịch vụ ăn uống đặc biệt quan tâm.
Sáng 11/11, tại Khu Du lịch sinh thái cộng đồng bản Mạ - khu phố Thanh Xuân (Thường Xuân), Lễ hội Văn hóa 'Hương sắc vùng cao' đã bắt đầu diễn ra với nhiều trò chơi, trò diễn dân gian đặc sắc, mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc, thu hút đông đảo các nghệ nhân và Nhân dân tham gia.
Một trong những lợi thế lớn của du lịch Thanh Hóa đó là đa dạng sản phẩm du lịch. Nếu như mùa hè, xứ Thanh hút khách đến các khu du lịch biển thì bước sang những tháng cuối năm các điểm đến du lịch sinh thái cộng đồng, văn hóa lịch sử, tâm linh sẽ tiếp tục nối dài hành trình khám phá, với thông điệp 'Du lịch Thanh Hóa - Hương sắc bốn mùa'.
Trong định hướng, mục tiêu phát triển du lịch của tỉnh Thanh Hóa đã xác định yếu tố văn hóa bản địa chính là 'chìa khóa', là 'thỏi nam châm' để hút khách du lịch đến suốt bốn mùa. Chính vì vậy, thời gian qua, nhiều địa phương trong tỉnh đã phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của văn hóa bản địa trong phát triển du lịch.
Tuần lễ Văn hóa - Thể thao - Du lịch gắn với Chương trình Liên hoan văn nghệ dân gian - Phiên chợ vùng cao và Lễ hội văn hóa 'Hương sắc vùng cao' năm 2023 được tổ chức trong 3 ngày, từ ngày 11 đến 13/11 tại huyện Thường Xuân, quy tụ 11 huyện miền núi.
Liên hoan Văn nghệ dân gian - Phiên chợ vùng cao và Lễ hội văn hóa 'Hương sắc vùng cao' năm 2023 sẽ diễn ra tại huyện Thường Xuân từ ngày 11 đến 13/11, với sự tham gia của 11 huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa.
Chiều 4/11 Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức tổ chức chung kết cuộc thi 'Sinh viên khởi nghiệp năm 2023'.
Du lịch cộng đồng được giới chuyên gia nhận định sẽ là xu hướng mang đến nhiều triển vọng, tạo sinh kế cũng như thay đổi tư duy làm kinh tế cho người dân ở những vùng miền còn nhiều khó khăn. Song, làm thế nào để du lịch cộng đồng phát triển bền vững, đã, đang là bài toán khó đặt ra cho tỉnh Thanh Hóa và nhiều địa phương trong cả nước.
Chiều 12/10, Ban Tổ chức Liên hoan Văn nghệ dân gian – Phiên chợ vùng cao và Lễ hội Văn hóa 'Hương sắc vùng cao' của đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ.
Cách thành phố Thanh Hóa khoảng 60km, bản Mạ thuộc huyện Thường Xuân được thiên nhiên ưu đãi với cảnh quan xanh mát quanh năm, những nếp nhà sàn bình yên bên sườn núi và văn hóa đậm đà bản sắc của đồng bào dân tộc Thái. Tận dụng lợi thế này, bản Mạ đã phát triển mô hình du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa theo hướng phát triển xanh, bền vững thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025. Đây cũng là giải pháp xóa đói, giảm nghèo, cải thiện chất lượng cuộc sống của đồng bào DTTS nơi đây.
Dù đã bước sang những tháng cuối năm, thế nhưng sức hút của các điểm đến trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến nay vẫn chưa có dấu hiệu 'hạ nhiệt'. Hiện nay, để tạo sức hấp dẫn trong việc thu hút và đáp ứng nhu cầu của du khách, các khu, điểm du lịch, các công ty lữ hành... trên địa bàn tỉnh luôn nỗ lực làm mới mình bằng việc tung ra thị trường nhiều sản phẩm, tour du lịch mới, đa dạng và kèm theo những chương trình khuyến mại hấp dẫn...
Bằng uy tín, tiếng nói của mình, đội ngũ người có uy tín (NCUT) trên địa bàn huyện Thường Xuân đã và đang phát huy vai trò là lực lượng nòng cốt trong việc vận động Nhân dân thực hiện tốt đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; là 'cầu nối' giữa cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ với Nhân dân trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Đó là tên phong trào mở rộng đường giao thông nông thôn và giải phóng mặt bằng xây dựng các công trình trong chương trình xây dựng nông thôn mới do Huyện ủy Văn Bàn phát động.
Sở hữu hệ thống giao thông thuận tiện, nhiều cơ sở lưu trú hạng sang, đa dạng sản phẩm du lịch hấp dẫn... Thế nhưng, cho đến nay, các tour khám phá TP Thanh Hóa (city tour) vẫn chưa thể thu hút đông đảo khách du lịch trong nước và quốc tế.
Tìm hiểu, thưởng thức sản vật địa phương là một trong những nhu cầu tất yếu của du khách trong một chuyến du lịch. Đây cũng là yếu tố tạo nên sự khác biệt, là điểm riêng thu hút du khách của mỗi tour, tuyến du lịch.
Theo thông tin từ Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Thanh Hóa, dịp nghỉ lễ 2/9 năm nay, doanh thu du lịch của tỉnh đạt 663 tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2022.
Ngày 4/9, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Thanh Hóa cho biết: Dịp nghỉ lễ mừng Quốc khánh 2/9 năm nay, doanh thu du lịch của tỉnh tăng 30% so với cùng kỳ năm 2022. Lũy kế hơn 8 tháng năm 2023, Thanh Hóa đón được 11.615.600 lượt du khách, tổng thu du lịch đạt 22.477 tỷ đồng.
Trong những năm qua, công tác dân vận và phong trào thi đua 'Dân vận khéo' đã được các cấp ủy, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể huyện Thường Xuân triển khai thực hiện có hiệu quả. Từ đó, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.
Cùng với Nhân dân cả nước, tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, Ngày hội 'Toàn dân bảo vệ ANTQ' (19/8/2005 - 19/8/2023) đã được tổ chức trang trọng, thiết thực và ý nghĩa. Người dân từ thành thị, đến nông thôn, miền núi đến miền xuôi, từ người già đến các cháu học sinh đã đồng lòng, chung sức cùng với cấp ủy, chính quyền, lực lượng chức năng chuẩn bị chu đáo các điều kiện tổ chức, tạo được không khí vui tươi, sôi nổi và phấn khởi trong toàn dân.
Nhiều năm trở lại đây, bản Mạ (thị trấn Thường Xuân, huyện Thường Xuân) nổi tiếng trong cộng đồng du lịch nhờ địa thế nằm bên dòng sông Chu, thiên nhiên xanh mát quanh năm, những nếp nhà sàn bên sườn núi yên bình mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Thái, tạo sinh kế bền vững cho nhiều hội viên, phụ nữ.
Dự kiến các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa sẽ đón một lượng lớn khách đến tham quan, nghỉ dưỡng dịp lễ Quốc khánh 2/9. Do đó, ngành chức năng, chính quyền các địa phương đã triển khai nhiều hoạt động đảm bảo an ninh, an toàn, mang đến cho du khách kỳ nghỉ lễ ý nghĩa.
Sự tham gia ngày càng nhiều phụ nữ trong phát triển du lịch cộng đồng (DLCĐ) được các cấp hội LHPN trong tỉnh chú trọng, định hướng cho hội viên, phụ nữ tham gia. Việc hỗ trợ hội viên, phụ nữ phát triển DLCĐ đã và đang góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, duy trì, bảo tồn và phát triển văn hóa bản địa đặc sắc của các dân tộc trong tỉnh.
Năm 2023 được xem là năm bản lề thực hiện Chương trình phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025. Đứng trước thời cơ mới, song còn nhiều 'nút thắt' cần tháo gỡ để du lịch Thanh Hóa đạt được mục tiêu đề ra cho cả giai đoạn.
Hơn 100 khu, điểm, và cơ sở lưu trú du lịch tại Thanh Hóa đã được số hóa thông qua việc sử dụng phần mềm ứng dụng quản lý khai thác và cơ sở dữ liệu du lịch tỉnh.
Hướng tới mục tiêu trở thành một trong những trọng điểm du lịch của cả nước, tỉnh Thanh Hóa đang triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số và phát triển hệ sinh thái du lịch thông minh.
Tỉnh Thanh Hóa thúc đẩy hơn nữa việc ứng dụng công nghệ vào các hoạt động du lịch nhằm tạo thuận lợi cho du khách.
Mặc cho cái nắng bỏng rát của những ngày hè, Đoàn thanh niên Công an tỉnh phối hợp với Đoàn thanh niên Công an huyện Thường Xuân tổ chức Ngày chủ nhật tình nguyện với nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực, như: Hỗ trợ kinh phí sửa chữa, cải tạo nhà ở và huy động đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) tham gia hỗ trợ ngày công lao động cho gia đình bà Hà Thị Tuyến, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại thị trấn Thường Xuân; trao tặng 1 bộ bàn ghế, đồ dùng học tập cho em Vi Thị Uyên, học sinh lớp 6 (cháu nội của bà Tuyến). Cùng với đó là trao tặng 5 suất quà cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, thân nhân gia đình liệt sĩ trên địa bàn thị trấn Thường Xuân; ra quân dọn dẹp vệ sinh môi trường tại khu vực sân vận động và các tuyến đường trung tâm bản Mạ, thị trấn Thường Xuân...