Phát huy nội lực, bằng quyết tâm, sự nỗ lực, tinh thần đoàn kết, thống nhất trong cấp ủy, chính quyền các cấp và sự đồng lòng của đồng bào các dân tộc trên địa bàn, huyện Thường Xuân đã và đang đẩy mạnh, phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, đạt được nhiều kết quả đáng mừng.
Thoát khỏi danh sách các huyện nghèo của cả nước vào năm 2025 là mục tiêu đang được cấp ủy, chính quyền và Nhân dân huyện Thường Xuân quyết tâm thực hiện trong nhiệm kỳ 2020-2025.
Mặc dù mới đi vào hoạt động chưa lâu, bản Mạ - bản với 100% cư dân là đồng bào Thái (Thường Xuân) bước đầu ghi được dấu ấn trong lòng đông đảo du khách thập phương. Điều khiến du khách thích thú, ấn tượng nhất khi đến với điểm du lịch cộng đồng bản Mạ là cảm giác hoàn toàn được hòa mình vào thiên nhiên, tận hưởng không khí trong lành, nhịp sống chậm rãi, thưởng thức món ăn ngon, mang đậm hương vị núi rừng và đắm chìm vào không gian văn hóa Thái.
Với cảnh quan thiên nhiên nguyên sơ, hùng vĩ cùng với các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số đang được huyện Thường Xuân quan tâm gìn giữ, phát huy và trở thành sản phẩm du lịch thu hút du khách đến tham quan, trải nghiệm.
Cùng với những điểm du lịch xanh nổi tiếng trong cả nước như Pù Luông, Bến En, bản Mạ... thời gian qua, các khu, điểm du lịch trong tỉnh đã sáng tạo thêm nhiều trải nghiệm 'xanh' khiến chuyến tham quan, khám phá của du khách càng thêm thú vị.
Thời gian qua, cùng với nhiệm vụ quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia, cấp ủy, chỉ huy Đồn Biên phòng Bắc Xa xác định công tác đấu tranh, ngăn chặn xuất, nhập cảnh (XNC) trái phép là một nhiệm vụ thường xuyên. Qua đó, phát hiện kịp thời các đối tượng, đường dây tổ chức hoạt động XNC trái phép để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, đảm bảo an ninh trật tự khu vực biên giới.
Mưa lớn kéo dài khiến nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa bị ngập lụt nghiêm trọng, hệ thống hạ tầng giao thông bị tàn phá, hư hại nặng nề. Theo thống kê, đến ngày 24/9, trên địa bàn toàn tỉnh có tới 182 điểm sạt lở trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ gây ách tắc giao thông và chia cắt, cô lập tạm thời nhiều xã, huyện. Thanh Hóa đang dốc sức khắc phục các điểm sạt lở và thông tuyến...
Mưa lũ những ngày qua đã làm hàng trăm ngôi nhà, đường giao thông, trường học tại Thanh Hóa bị hư hỏng do sạt lở đất, hàng ngàn hộ dân phải di dời tới nơi an toàn
Trong 12 giờ tới, lũ vùng hạ lưu các sông tại Thanh Hóa tiếp tục lên, trên sông Bưởi tại Kim Tân trên mức báo động 3, sông Lèn có khả năng lên mức báo động 3.
Mưa lớn kéo dài, kết hợp với thủy điện xả lũ đã gây ngập lụt, chia cắt nhiều thôn, khu phố ở một số xã trên địa bàn huyện miền núi Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Bên cạnh đó, nước lũ cũng đã cuốn trôi mố cầu Bến Nhạ, tại xã Tân Thành, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân.
Chiều 23/9, lãnh đạo huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa cho biết, nước sông Chu lên cao đã khiến nhiều nơi trên địa bàn huyện Thường Xuân bị chia cắt, cô lập, trong đó có bản Mạ- bản du lịch cộng đồng nổi tiếng ở Thanh Hóa với trên 50 hộ dân.
Lãnh đạo huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa khẳng định không có chuyện vỡ đê như tin đồn lan truyền trên mạng xã hội.
Hiện nay, mưa lớn tiếp tục xảy ra trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, mức nước nhiều sông lớn lên mức báo động, các tại huyện miền núi nhiều điểm sạt lở nghiêm trọng...
Nước sông Chu lên cao do mưa lớn, cộng với việc xả lũ hồ Cửa Đạt khiến cả bản du lịch cộng đồng nổi tiếng ở Thanh Hóa với trên 50 nóc nhà bị cô lập
Mưa lớn khiến nước sông Chu lên cao cùng với việc xả lũ nước hồ Cửa Đạt, khiến 50 nóc nhà ở bản du lịch cộng đồng tại Thanh Hóa bị cô lập.
Chiều 12/9, Hiệp hội Du lịch tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành mở rộng ra mắt tân Chủ tịch và các Ban của Hiệp hội. Tỉnh đang có nhiều nỗ lực hướng đến du lịch bốn mùa chào đón du khách và đặt mục tiêu đến năm 2025, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Từ 11h ngày hôm nay (11/9), Cửa khẩu quốc tế Lào Cai và Hà Khẩu (Trung Quốc) đã hoạt động trở lại sau gần 2 ngày đóng cửa do ảnh hưởng siêu bão số 3 Yagi.
Theo số liệu báo cáo, thời điểm 09 giờ ngày 11/9/2024, ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 đã làm 205 người thương vong, mất tích; thiệt hại gần 7.500 nhà ở, khoảng 2.700 ha diện tích sản xuất nông nghiệp cùng nhiều thiệt hại khác về cơ sở hạ tầng… trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Thời gian qua, cùng với nhiệm vụ quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia, cấp ủy, chỉ huy Đồn Biên phòng Bắc Xa xác định công tác đấu tranh, ngăn chặn xuất, nhập cảnh (XNC) trái phép là một nhiệm vụ thường xuyên. Qua đó, phát hiện kịp thời các đối tượng, đường dây tổ chức hoạt động XNC trái phép để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, đảm bảo an ninh trật tự khu vực biên giới.
Cùng với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, một trong những dấu ấn đặc sắc góp phần tạo nên sức hấp dẫn cho du lịch cộng đồng xứ Thanh đó chính là văn hóa ẩm thực. Qua bàn tay khéo léo và trí tưởng tượng phong phú, sinh động của người dân, đến nay nhiều món ăn đặc sắc đã góp phần tạo nên sức hút riêng biệt của điểm đến.
T ôi nhớ đến câu chuyện của Vi Thế Thiệp, 40 tuổi, người dân tộc Thái, là hộ làm du lịch cộng đồng đầu tiên ở bản Hang, xã Phú Lệ (Quan Hóa). Anh đồng thời cũng là Bí thư chi bộ kiêm Trưởng bản Hang. Vi Thế Thiệp kể, cách đây 23 năm, một người khách đến từ nước Đức, chị tên Gabi đã đặt chân tới bản Hang. Người khách này đã hỏi rất nhiều về tình hình địa phương, phong tục, tập quán. Và chị tỏ ra thích thú khi được ngắm nhìn những chiếc váy của phụ nữ dân tộc Thái và đặc biệt, rất thích nhà sàn bởi sự khác biệt và hấp dẫn của nó.
Hội thi truyền thông về Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024 với chủ đề 'Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau' đã bế mạc sáng 27/8. Thế nhưng dư âm và sức lan tỏa từ những thông điệp được truyền tải tại hội thi sẽ còn để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng khán giả.
Khi mặt trời dần buông xuống, hồ Vua Lê lấp lánh những tia nắng vàng cuối cùng của buổi chiều tà, LAMORI Resort & Spa ánh lên vẻ đẹp tĩnh lặng, an nhiên và đầy mộng mơ. Khoảnh khắc cuối ngày ở khu nghỉ dưỡng chẳng khiến ta buồn thương hay sầu thảm. Ngược lại, nó mở ra một vùng trời yên ả, đẹp tựa như tranh bích họa, nơi sắc cam, đỏ và vàng giao hòa trong vũ điệu kỳ ảo của thiên nhiên, khiến bất cứ vị khách nào cũng không thể thôi ngắm nhìn trước tuyệt tác của tạo hóa này.
Chuẩn bị cho kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh đã cơ bản hoàn tất các điều kiện đảm bảo đón khách an toàn, hấp dẫn. Đây được xem là cơ hội để du lịch Thanh Hóa bứt phá về đích sớm trong năm 2024.
Những năm gần đây, xu hướng du khách đi du lịch ở tại nhà người dân để tìm hiểu văn hóa, cuộc sống của cư dân bản địa ngày càng tăng cao. Nắm bắt xu hướng đó, các mô hình du lịch homestay ra đời ngày càng nhiều. Từ đó, không chỉ tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, mà còn góp phần gìn giữ nét văn hóa truyền thống, quảng bá phong tục, tập quán của địa phương.
Từ đầu nhiệm kỳ 2020 – 2025 đến nay, du lịch Thanh Hóa có bước tăng trưởng khá, thuộc nhóm dẫn đầu cả nước, đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Việc triển khai các giải pháp nâng cao nhận thức của chủ doanh nghiệp du lịch về tầm quan trọng của đào tạo và tái đào tạo lao động trong những năm qua đã giúp số lượng và chất lượng nguồn nhân lực du lịch của Thanh Hóa được nâng lên rõ rệt...
Những năm qua, đội ngũ người có uy tín (NCUT), nhân sĩ, trí thức, doanh nhân là người dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn huyện Thường Xuân đã trở thành 'cầu nối' giữa cấp ủy, chính quyền với đồng bào các dân tộc, từ đó củng cố sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, chung tay, góp sức xây dựng quê hương ngày càng khởi sắc.
Du lịch cộng đồng đang là lợi thế của Thanh Hóa khi sở hữu nhiều danh lam thắng cảnh cùng đặc trưng văn hóa địa phương. Bên cạnh những điểm du lịch cộng đồng nổi tiếng như Pù Luông, bản Mạ... còn có nhiều điểm du lịch cộng đồng mới, hấp dẫn, thu hút khách du lịch, trong đó có bản Ngàm của xã Sơn Điện (Quan Sơn).
Trong thời gian gần đây, Thanh Hóa được biết đến là điểm đến với nhiều trải nghiệm, sản phẩm, dịch vụ mới, hấp dẫn. Theo đó, các đơn vị lữ hành trong và ngoài tỉnh đã và đang đẩy mạnh xây dựng, khai thác đa dạng chương trình nhằm thu hút khách đến Thanh Hóa.
Những năm qua, các cấp, ngành, các địa phương trong tỉnh đã và đang đẩy mạnh phát triển sản phẩm du lịch nông thôn trên cơ sở khai thác triệt để thế mạnh, sự đặc sắc riêng của các vùng, miền (văn hóa bản địa, làng nghề, sản phẩm OCOP). Từ đó, tạo sức hấp dẫn thu hút du khách trong nước, quốc tế và góp phần mang lại giá trị kinh tế cho người dân địa phương.
Dưới chân núi Khau Mạ cổ tích, trong không gian văn hóa nhà sàn và nhờ đôi tay khéo léo của những người phụ nữ dân tộc Tày, tôi được sinh ra.
Những năm gần đây, du lịch xanh đang ngày càng tạo được sức hấp dẫn du khách trong hành trình tham quan, khám phá du lịch xứ Thanh. Đồng thời cũng góp phần đưa du lịch xứ Thanh xóa đi khái niệm điểm đến mùa vụ. Chính vì vậy, để du lịch xanh ngày càng phát triển, ngành du lịch của tỉnh đang nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp, trong đó đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao nhận thức của những người làm du lịch, người dân trong việc giữ gìn cảnh quan môi trường, bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống...
Trong rất nhiều lựa chọn, du lịch 'xanh' với những 'điểm đến xanh' tiếp tục được đông đảo du khách ưu tiên lựa chọn. Không nằm ngoài xu hướng phát triển, một số 'điểm đến xanh' trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã, đang không ngừng nỗ lực làm mới sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm thu hút khách du lịch.
Sở hữu thiên nhiên xanh mát, với nhiều trải nghiệm thú vị, các khu du lịch sinh thái cộng đồng trên địa bàn tỉnh là điểm đến lý tưởng hút khách trong những ngày nắng nóng cao điểm.
Tiếp thu ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi tới Kỳ họp thứ 14, HĐND tỉnh khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021-2026, UBND tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và đơn vị có liên quan tập trung giải quyết những vấn đề cử tri quan tâm kiến nghị.
Thời gian qua, việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng du lịch và nâng cao chất lượng dịch vụ luôn được các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh chú trọng thực hiện. Bởi đây được coi là yếu tố 'mở đường', thúc đẩy các hoạt động du lịch phát triển và tăng sức hấp dẫn đối với du khách.
Mùa hè ở Thanh Hóa, bên cạnh những bãi biển đẹp còn có những điểm du lịch xanh, với nhiều hoạt động trải nghiệm thú vị, thích hợp để giải tỏa nắng nóng.
Với tiềm năng, lợi thế sẵn có về tài nguyên thiên nhiên và bề dày văn hóa lịch sử, du lịch Thanh Hóa đã và đang phát triển theo hướng xây dựng điểm đến, sản phẩm du lịch mang đậm nét văn hóa. Qua đó không chỉ tạo lợi thế cạnh tranh, góp phần xây dựng thương hiệu mà còn thúc đẩy ngành 'công nghiệp không khói' phát triển theo hướng bền vững.
Cho dù là người lái thuyền, thợ chụp ảnh hay nhân viên dịch vụ... mỗi người dân của xứ Thanh đều hiểu rằng, mỗi hành động, cử chỉ, lời nói của họ đều ít nhiều là hình ảnh của quê hương. Bởi, chính họ chứ không ai khác là chủ nhân của vùng đất 'địa linh nhân kiệt' này và là những người hạnh phúc hơn khi quê hương mình đẹp hơn trong mắt du khách phương xa.
Hẳn mỗi người dân, du khách khi về với biển Sầm Sơn vào dịp khai mạc lễ hội du lịch biển, khánh thành Quảng trường biển, trục cảnh quan lễ hội TP Sầm Sơn ngày 27/4/2024 đều vô cùng ấn tượng với chương trình nghệ thuật đặc sắc với chủ đề 'Sầm Sơn - Rực rỡ sắc màu'. Chương trình góp phần đem đến sự thành công cho buổi lễ và là điểm nhấn mở màn cho chuỗi các hoạt động văn hóa, văn nghệ, du lịch biển Sầm Sơn năm 2024.
Thời gian gần đây xu hướng du lịch trải nghiệm đang ngày càng 'nở rộ', được khá nhiều du khách yêu thích và lựa chọn. Khi tham gia loại hình du lịch này, du khách sẽ được tận hưởng theo một vòng tuần hoàn, đó là vừa được tham quan, khám phá, lại vừa được trực tiếp trải nghiệm đời sống, phong tục tập quán của cư dân bản địa.
Dịp lễ 30/4-1/5, ngành du lịch cả nước ước phục vụ khoảng 8,0 triệu lượt khách, trong đó có khoảng 3,6 triệu lượt khách có lưu trú.
Gần gũi thiên nhiên, thân thiện môi trường, giữ gìn bản sắc văn hóa, đảm bảo phát triển bền vững... những ưu điểm trên khiến cho du lịch xanh ngày càng được lòng du khách.
Hội nghị biểu dương thanh niên, sinh viên tiêu biểu, tấm gương khởi nghiệp thành công và Diễn đàn thanh niên khởi nghiệp trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) tỉnh Thanh Hóa năm 2024 diễn ra từ ngày 22 - 23/4, tại Trung tâm hoạt động và bồi dưỡng cán bộ thanh thiếu nhi tỉnh Thanh Hóa (TP Sầm Sơn). Hội nghị có sự góp mặt của 254 đại biểu là thanh niên, sinh viên tiêu biểu, tấm gương khởi nghiệp thành công trong vùng đồng bào DTTS&MN.
Sau nhiều ngày người nhà thông báo mất tích, thi thể cô gái được người dân phát hiện trên sông Chu.
Sau nhiều ngày được người nhà thông báo mất tích, nữ kế toán ở Thanh Hóa được phát hiện đã tử vong, thi thể nổi trên sông Chu
Cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa đang khẩn trương vào cuộc điều tra, xác minh nguyên nhân dẫn tới cái chết của thiếu nữ mất tích nhiều ngày được phát hiện tử vong dưới sông.
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký các quyết định bổ nhiệm lại và kéo dài thời gian giữ chức của một số cán bộ thuộc Bộ Quốc phòng.
Sáng 18/4, UBND thị trấn Thường Xuân, huyện Thường Xuân (Thanh Hóa) xác nhận, cơ quan chức năng đang điều tra vụ việc phát hiện thi thể cô gái nổi trên sông Chu.
Ngày 17/4, sau bốn ngày mất tích, người dân phát hiện thi thể cô gái trẻ nổi trên sông Chu.
Thi thể của chị Đỗ Thị N. (SN 1992), trú tại thị trấn Ngọc Lặc, huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa vừa được tìm thấy dưới sông sau 4 ngày mất tích,