Cuối năm 1952, Chỉ thị của Trung ương giao cho Yên Bái nhiệm vụ mở đường 13A từ bến phà Hiên, tỉnh Tuyên Quang vượt qua đèo Lũng Lô (tỉnh Yên Bái) nối với đường 41 tại ngã ba Cò Nòi (tỉnh Sơn La) để phục vụ mặt trận Điện Biên Phủ.
Phát huy truyền thống lịch sử trên quê hương cách mạng anh hùng, xã Âu Lâu, thành phố Yên Bái hôm nay đang thay da đổi thịt từng ngày. Cơ sở hạ tầng được đầu tư, nâng cấp khang trang, cuộc sống của nhân dân ngày càng no ấm bởi tỷ lệ hộ khá, giàu nhờ phát triển kinh tế gia đình đang đứng vào tốp đầu của thành phố.
Hôm nay, khắp nơi trên mảnh đất hình chữ S anh hùng tràn ngập một bầu không khí trang trọng, linh thiêng, rộn ràng, phấn chấn hướng về Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) - thắng lợi của tinh thần bất tử 'quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh', 'tất cả vì độc lập, tự do của Tổ quốc'…
Giữa những ngày cả nước cùng hướng về Điện Biên, cùng rộn rã khí thế kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Chi bộ Cơ quan Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã có buổi sinh hoạt chi bộ chuyên đề đầy ý nghĩa, như một hoạt động thiết thực, ý nghĩa kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ của cơ quan Hội LHPN tỉnh.
Trong số những nhân chứng lịch sử của Chiến dịch Điện Biên Phủ, ông Nguyễn Công Dinh, nguyên sĩ quan Cục Tác chiến, Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam là người trực tiếp được Đại tướng Võ Nguyên Giáp giao nhiệm vụ đưa thư từ chiến trường Điện Biên Phủ về An toàn khu Thái Nguyên gửi Bác Hồ, để xin ý kiến về việc thay đổi phương châm tác chiến từ 'Đánh nhanh, giải quyết nhanh' sang 'Đánh chắc, tiến chắc'.
Giao lưu trong chương trình sinh hoạt chính trị với chủ đề 'Từ khát vọng độc lập đến mục tiêu hùng cường', cựu binh Nguyễn Công Dinh đã chia sẻ quá trình thực hiện nhiệm vụ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp giao là mang bức mật thư của Đại tướng từ Điện Biên về ATK Thái Nguyên báo cáo, xin ý kiến Bác Hồ và Bộ Chính trị về việc chuyển phương châm tác chiến từ 'đánh nhanh, thắng nhanh' sang 'đánh chắc, tiến chắc' trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
Được tận mắt chứng kiến, được chạm tay vào những di tích lịch sử gắn với chiến dịch Điện Biên Phủ-nơi ghi dấu sự tàn khốc của chiến tranh, nơi chứng kiến lòng dũng cảm, kiên trung của những chàng trai, cô gái đôi mươi, thế hệ trẻ hôm nay đã được truyền động lực mạnh mẽ từ trái tim.
Tiếp bước dấu chân các chiến sĩ Điện Biên, dân công hỏa tuyến Lào Cai năm xưa tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ, chúng tôi rời thị xã Nghĩa Lộ, bám theo Quốc lộ 32 tới ngã ba Ba Khe thuộc huyện Văn Chấn (Yên Bái) thì rẽ qua Quốc lộ 37 (đường số 13 trong Chiến dịch Điện Biên Phủ) để tới huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La- miền quê đã chứng kiến nhiều sự kiện, các hoạt động cách mạng hào hùng liên quan đến công cuộc giải phóng Điện Biên.
Đã 70 năm đã trôi qua, những người lính tuổi mười tám, đôi mươi năm nào nay tuổi đã cao, chân đã yếu, mắt đã mờ nhưng ký ức về những năm tháng hào hùng ấy vẫn in đậm trong tâm khảm, không thể nào quên.
Hơn 200 hiện vật, hình ảnh, tài liệu quý cách đây hơn 70 năm liên quan đến nhiều hoạt động của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Yên Bái phục vụ cho chiến dịch Điện Biên Phủ vừa được công bố. Qua đó đã tái hiện lại một phần quá khứ hào hùng của nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh cùng với cả nước góp phần vào chiến thắng 'Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu'.
Ngày 24/4, sau Lễ xuất quân Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông' năm 2024 tại Hà Nội, đoàn hành trình 'Tôi yêu Tổ quốc tôi' tuyến số 2 do đồng chí Ngô Văn Cương - Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra T.Ư Đoàn làm trưởng đoàn đã khởi hành tới các địa danh lịch sử gắn với Chiến dịch Điện Biên Phủ trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Theo số liệu thống kê của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, đến tháng 3 năm 2024, trên địa bàn toàn tỉnh còn 249 chiến sỹ, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ còn sống. Trong đó, người cao tuổi nhất đã 107 tuổi, người ít tuổi nhất 86 tuổi. Tuổi cao sức yếu, không có nhiều người trong số này còn đủ minh mẫn để nhớ về tuổi trẻ hào hùng của mình đã từng gắn bó với cung đường chiến dịch vĩ đại trong lịch sử Việt Nam, làm nên Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - mốc son chói lọi 'Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu'.
Các đoàn sẽ hành quân đến với tỉnh Điện Biên và di chuyển qua các địa danh cách mạng gắn với những chiến công hiển hách của các thế hệ cha anh như Tượng đài Anh hùng Cù Chính Lan, Ngã ba Cò Nòi, nơi thành lập chi bộ Đảng Cộng sản Đông Dương đầu tiên tại Lào Cai…
Sáng 24/4, tại Cột Cờ Hà Nội, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam, Hội đồng Đội Trung ương tổ chức Lễ xuất quân Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'.
Sáng 24/4, tại Cột Cờ Hà Nội, T.Ư Đoàn, T.Ư Hội LHTN Việt Nam, T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam, Hội đồng Đội T.Ư tổ chức Lễ xuất quân Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông' - mở đầu chuỗi các hoạt động cao điểm của tuổi trẻ hướng tới Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), với sự tham gia của đông đảo đại biểu từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Trong hành trình về nguồn tại các tỉnh phía Bắc nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/154 - 7/5/2014) và 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), chiều 19/4, đoàn công tác Hội Cựu chiến binh (CCB) tỉnh Ninh Thuận đã tham quan Bảo tàng tỉnh Yên Bái.
Tây Bắc là địa bàn chiến lược cả về chính trị, kinh tế và quốc phòng an ninh. Nhân dân Tây Bắc có truyền thống đấu tranh cách mạng anh dũng, kiên cường. Khu Tây Bắc được thành lập ngày 17/7/1952, gồm bốn tỉnh: Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, với diện tích 44.300 km2, dân số 440 nghìn người.