Ngày 8.2, Bệnh viện Chuyên khoa Sản Nhi Sóc Trăng cho biếtvừa phẫu thuật cấp cứu thành công một bệnh nhi bị ngạnh cá tra đâm vào lồng ngực.
Càng gần Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, các làng khô ở miền Tây lại càng nhộn nhịp, không khí sản xuất của những người làm nghề làm cá khô cũng trở nên tất bật hơn bao giờ hết. Những ngày nắng đẹp của mùa xuân Nam Bộ lại càng thuận tiện hơn cho những chuyến hàng tỏa đi muôn nơi...
Tết Nguyên đán đang đến gần cũng là lúc không khí sản xuất ở những làng nghề làm cá khô xứ biển miền Tây tất bật, rộn ràng. Trong cái nắng hanh xứ biển, niềm vui đang ánh lên từng gương mặt, ai cũng chăm chỉ tảo tần để có một cái Tết ấm no, đủ đầy.
Dịp Tết, hải sản khô là mặt hàng được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng, do đó, thời điểm này, các cơ sở chế biến và kinh doanh hải sản khô trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đang tập trung sản xuất để chuẩn bị hàng bán Tết. Tuy nhiên, năm nay thị trường Tết 'trầm lắng' hơn do tác động từ suy giảm kinh tế.
Đồng Nai, con sông chất chứa vô vàn cuộc phiêu lưu của thương nhân đi tìm miền đất hứa trên chiếc đò ngang. Trên dòng sông ấy, vẫn còn lưu giữ một nghề xưa cũ, mộc mạc: nghề đò buôn thương hồ.
1. Hồi sinh viên, tôi rất thích khu ký túc xá ở ké của Trường Trung cấp Tài chính Kế toán 4 (đường Tôn Đức Thắng, quận 1, TPHCM). Thứ nhất là gần trường, đi bộ qua ngã tư Lê Duẩn là tới. Nhưng thích hơn cả vẫn là những hàng cây.
May mắn có thể chỉ đến lần này thôi!
Nghề làm thực phẩm khô đã góp phần làm phong phú thêm hương vị ngày Tết, đồng thời giúp nhiều gia đình có nguồn thu nhập khá vào dịp Tết nguyên đán hằng năm
Sông Đồng Nai có nhiều loại thủy sản ngon nức tiếng. Khoảng tháng 2, tháng 3 âm lịch là mùa của tôm tích (còn gọi là tôm tít), chem chép, cá bống sao, cá ngác và nhiều loại thủy sản khác. Đây cũng là mùa 'ăn nên làm ra' của các ngư dân làm nghề chài lưới.
1. Rất nhiều ngày, tôi chờ đến tháng tư. Rải rác mưa giông làm cho mặt đất thôi khô nẻ. Môi tôi cũng thôi tróc da rớm máu vì mùa gió chướng khô lạnh có pha chút mặn mòi của biển. Tôi cười thật lớn rồi chạy ra bờ sông, nơi có chuyến phà làm nhịp cầu nối giữa miệt vườn cù lao với đất liền. Thật không lạ gì, bến đợi vốn thưa người nên không ồn ã. Nhưng ở đây tôi nghe đầy nắng và gió. Nắng rải đầy mặt sông loang loáng. Đó đây những cụm lục bình lững lờ trôi theo con nước. Gió lướt từng đợt trên những ngọn bần nghe lá hát xanh mơn. Theo mỗi chuyến đò, người người chậm rãi đi rồi về như thói quen của dòng sông này ít khi chảy xiết.
'Thân em như trái bần trôi. Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu'; 'Bần ơi, ơi hỡi cây bần. Lá xanh bông trắng, lại gần không thơm'...