Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử ngày 6/1/1946 là một mốc son đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của cách mạng Việt Nam nói chung, của công tác tổ chức và cán bộ nói riêng. Điều đó đã mở ra một thời kỳ mới của đất nước ta - một thời kỳ có Quốc hội, có Chính phủ thống nhất, có một bản Hiến pháp tiến bộ và có cả một hệ thống chính quyền từ Trung ương đến địa phương, có đầy đủ cơ sở pháp lý đại diện cho nhân dân Việt Nam về đối nội cũng như đối ngoại.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những đóng góp to lớn trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền và Quốc hội nói chung, công tác bầu cử nói riêng.
Nhân dịp chào mừng ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, tập sách 'Bác Hồ với Quốc hội Việt Nam' được tái bản có sửa chữa hoàn thiện để phục vụ bạn đọc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là đại biểu Quốc hội của Thủ đô Hà Nội liên tục từ khóa I đến khóa III - từ năm 1946 đến khi Người về cõi vĩnh hằng. Bác cũng đã tham gia các kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp ở Thủ đô Hà Nội. Tuy nhiên, lần Tổng tuyển cử đầu tiên (6-1-1946) khi nước nhà giành độc lập chưa lâu đã để lại những kỷ niệm vô cùng sâu sắc.
Nhân Kỷ niệm 131 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2021), hướng tới cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026, phóng viên báo Tiền Phong đã có cuộc trao đổi với PGS. TS Nguyễn Trọng Phúc về tư tưởng của Bác Hồ trong xây dựng Nhà nước pháp quyền, về vai trò và trách nhiệm của đại biểu Quốc hội.
Tin Chủ tịch Hồ Chí Minh ra ứng cử ở Thủ đô Hà Nội đã làm nức lòng nhân dân Hà Nội và đồng bào cả nước. Đúng 7 giờ sáng ngày 6/1/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng hàng chục vạn cử tri Thủ đô đi làm nghĩa vụ công dân.