Sáng 30/8, UBND huyện Cần Giuộc (Long An) đã tổ chức khánh thành đưa vào sử dụng cầu Cần Giuộc. Dự án có tổng mức đầu tư 150 tỉ đồng, việc thông xe cầu Cần Giuộc giúp người dân các huyện Cần Giuộc, Cần Đước, Thủ Thừa... rút ngắn thời gian về TP. HCM.
Cầu Cần Giuộc đáp ứng niềm mong đợi của người dân sau nhiều năm qua lại thị trấn Cần Giuộc và xã Phước Lại bằng phà rất bất tiện. Từ đó, tạo nên một diện mạo mới, đóng góp quan trọng vào sự phát triển KT-XH của địa phương
Cầu được khánh thành nối liền các địa phương trong huyện Cần Giuộc, rút ngắn thời gian về TP.HCM. Công trình hoàn thành đưa vào sử dụng sớm hơn 1 tháng so với kế hoạch đề ra.
Cầu Cần Giuộc (nối hai bờ xã Phước Lại và thị trấn Cần Giuộc) được khởi công xây dựng vào đầu năm 2022. Đây là công trình trọng điểm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020-2025.
Dự án cầu bắc qua sông Cần Giuộc với kinh phí 150 tỉ đồng, giúp kết nối giao thông giữa khu vực vùng thượng và vùng hạ của huyện Cần Giuộc.
Sáng 30/8, UBND tỉnh Long An phối hợp UBND huyện Cần Giuộc tổ chức lễ khánh thành cầu bắc qua sông Cần Giuộc nối thông tuyến đường tỉnh 826C, 826E kết nối huyện Nhà Bè, TP.HCM.
Dự án cầu bắc qua sông Cần Giuộc (nối hai bờ xã Phước Lại và thị trấn Cần Giuộc, tỉnh Long An) là công trình có ý nghĩa quan trọng với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Cần Giuộc. Đây là công trình trọng điểm của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020-2025.
Thời gian qua, người tham gia giao thông trên Đường tỉnh (ĐT) 830, đoạn từ cầu Thủ Bộ đến Cảng Quốc tế Long An (huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An) phản ánh tình trạng nuôi súc vật thả rông trên đường. Điều này không chỉ gây mất trật tự, an toàn giao thông (ATGT), ảnh hưởng vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn cho người tham gia giao thông.
Gắn liền với cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm của quân và dân vùng hạ, Khu di tích (KDT) Cầu Kinh, xã Phước Vĩnh Tây, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An không chỉ có giá trị lớn về mặt lịch sử, tinh thần mà còn là tư liệu quý để giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ hôm nay.
Những 'địa chỉ đỏ' trên địa bàn tỉnh Long An không chỉ có giá trị lớn về mặt lịch sử, tinh thần mà còn là tư liệu quý nhằm giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.