Long An ưu tiên vào các ngành công nghiệp hỗ trợ chủ lực, ngành phát triển khi có cơ hội và các lĩnh vực có liên quan
Tỉnh Long An đã thực hiện tái cơ cấu ngành công nghiệp theo lộ trình và đã có bước đi phù hợp, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh của ngành. Tỉnh phấn đấu đẩy mạnh tăng trưởng ngành công nghiệp theo chiều sâu, hướng đến tăng trưởng nhanh, phát triển bền vững, tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.
Đến năm 2030, tỉnh Long An phấn đấu có 27 đô thị, trong đó 1 đô thị loại I, 1 đô thị loại II và 3 đô thị loại III.
Giá heo hơi hôm nay tiếp tục giảm từ 1.000 - 2.000 đồng/kg ở nhiều tỉnh thành trên cả nước, xác lập chuỗi giảm giá kéo dài 10 ngày liên tục. Dự báo giá heo hơi sẽ phục hồi trở lại sau tháng 8/2023 khi thị trường đi qua giai đoạn thấp điểm.
Để thực hiện mục tiêu trở thành trung tâm phát triển kinh tế khu vực phía nam vào năm 2030, Long An định hướng phát triển dựa vào 6 trục giao thông động lực với những tuyến đường huyết mạch như vành đai 3, vành đai 4 TP HCM.
Tầm nhìn đến năm 2050, Long An là tỉnh công nghiệp phát triển hàng đầu cả nước, trở thành một trong những cực tăng trưởng kinh tế quan trọng của vùng ĐBSCL, có trình độ phát triển tương đương các địa phương phát triển khá vùng Đông Nam Bộ.
Khu kinh tế cửa khẩu Long An được đầu tư khai thác, nâng cấp cơ sở hạ tầng và được kỳ vọng sẽ trở thành điểm sáng kinh tế của toàn tỉnh cũng như khu vực phía Nam.
Tỉnh Long An có 3 cửa khẩu tại khu vực biên giới với nước bạn Campuchia và Cảng Quốc tế Long An tại huyện Cần Giuộc, chỉ cách TP.HCM chưa đầy 18km. Tại cửa khẩu có khu kinh tế hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển.
Các vùng quê trước đây khó khăn mọi bề, nay đã 'thay da đổi thịt', trở thành những điểm sáng trong phát triển kinh tế - xã hội, góp phần xây dựng vùng biên giới vững mạnh của tỉnh Long An.