Năm 2023 là dấu mốc quan trọng để Gia Lai phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI. Hai năm đầu nhiệm kỳ, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sự điều hành linh hoạt của Chính phủ, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, nhất là ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, tận dụng thời cơ, lợi thế, hoàn thành cơ bản các nhiệm vụ đã đặt ra. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu của nhiệm kỳ 2020-2025 mà Đại hội đã đề ra, cần phải có sự quyết tâm, nỗ lực hơn nữa, nhất là trong năm 2023, năm giữa nhiệm kỳ. Chúng ta bước qua năm 2022 với nhiều cơ hội lẫn thách thức đan xen, trong đó tác động không nhỏ của dịch bệnh các loại trên con người, cây trồng, vật nuôi. Tình hình quốc tế và khu vực biến động bất thường ảnh hưởng đến các mặt hàng nông sản xuất khẩu, các thiết bị nhập khẩu. Giá cả xăng dầu biến động khó lường cũng tác động lớn vào đời sống và sản xuất, giá thành sản phẩm. Dư âm từ bất ổn thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong nước lan rộng đến kinh tế-xã hội Gia Lai. Một số chính sách vĩ mô thay đổi như tiêu chí xây dựng nông thôn mới cao hơn, chính sách về bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cũng tác động chỉ tiêu nhiệm vụ đặt ra.
Ngày 8/11, Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai cho biết đã có quyết định giao Sở Giao thông-Vận tải tỉnh chủ trì phối hợp Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) và một số đối tác khác nghiên cứu phương án đầu tư, lập hồ sơ đề xuất dự án đường bộ cao tốc Pleiku-Quy Nhơn (tỉnh Bình Định); trong đó, ưu tiên phương án đầu tư theo phương thức BOT hoặc đối tác công-tư (PPP) để huy động tối đa nguồn lực xã hội tham gia.
Ngày 31-10, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kpă Thuyên và Hồ Phước Thành đã chủ trì hội nghị sơ kết công tác tháng 10, triển khai nhiệm vụ công tác 2 tháng cuối năm 2022. Tham dự hội nghị có Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Ayun HBút; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND TP. Pleiku. Hội nghị đã đề ra một số giải pháp nhằm khắc phục khó khăn, nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2022.
Từ việc mở đường cộng với những chương trình, dự án do Nhà nước đầu tư ở các địa phương, bộ mặt nông thôn cũng như cuộc sống của người dân nhanh chóng khởi sắc. Những con đường nhỏ sẵn sàng kết nối với các cung đường lớn để 'vươn khơi ra biển lớn'. Đặc biệt, việc Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương của tỉnh Gia Lai về xây dựng tuyến đường cao tốc Pleiku-Quy Nhơn đã mở ra cơ hội để 'rừng và biển' ngày một gần hơn.
Trong Danh mục dự án kêu gọi đầu tư giai đoạn 2022-2025 (đợt 2), Gia Lai chú trọng kêu gọi nhiều dự án đầu tư lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, trong đó, đáng chú ý nhất là dự án Trung tâm logistics quốc tế Tây Nguyên tại 2 xã Đak Ta Ley và Đak Jơ Ta (huyện Mang Yang). Nếu được triển khai, đây sẽ là trọng điểm phát triển kinh tế chiến lược toàn vùng, giúp Gia Lai thu hút đầu tư hiệu quả hơn.
Gia Lai đang khẩn trương triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để hoàn thiện thể chế liên kết vùng kinh tế-xã hội theo Nghị quyết số 57/NQ-CP của Chính phủ. Mục tiêu mà tỉnh hướng đến là nâng cao năng lực cạnh tranh vùng, huy động đa dạng các nguồn lực để hỗ trợ các hoạt động, dự án liên kết vùng, tận dụng nội lực và ngoại lực của các địa phương trong vùng, bảo đảm phát triển kinh tế-xã hội vùng bền vững.
Phát biểu kết luận Hội nghị tổng kết Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 18-1-2002 và Kết luận số 12-KL/TW ngày 24-10-2011 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng-an ninh vùng Tây Nguyên mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gợi ý Tây Nguyên cần chuyển từ 'ổn định để phát triển' sang ưu tiên cho 'phát triển để giữ vững ổn định… tranh thủ tối đa thuận lợi, hóa giải thách thức để đi lên'. Các chuyên gia cho rằng, để làm được điều đó, Tây Nguyên cần có những đột phá về đầu tư cơ sở hạ tầng.
Sáng 3-7, Tổ biên tập tổng kết Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 18-1-2002 và Kết luận số 12-NQ/TW ngày 24-10-2011 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng-an ninh vùng Tây Nguyên do Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông dẫn đầu đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Gia Lai về những đề xuất, kiến nghị để xây dựng dự thảo nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển vùng Tây Nguyên trong giai đoạn tiếp theo.
Sáng 17-6, UBND tỉnh Gia Lai tổ chức hội nghị trực tuyến sơ kết tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng-an ninh, đối ngoại 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2022.
Từ năm 2020, 3 tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Bình Định đã làm tờ trình chung, đề xuất Thủ tướng xem xét triển khai làm cao tốc Pleiku -Quy Nhơn, chiều dài 160 km, với 4 làn xe, chạy song song với Quốc lộ 19 hiện hữu, kinh phí dự kiến 56.000 tỷ đồng, từ nguồn vốn ngân sách, vốn vay ODA và thu hút.