Trước diễn biến mới của dịch bệnh COVID-19, thủ đô Bangkok của Thái Lan đã hủy những sự kiện lễ hội đón mừng năm mới do nhà nước tổ chức.
Công tố viên Ai Cập thông báo đã ra lệnh bắt giữ 3 người sau khi nhà chức trách phát hiện hàng nghìn liều vắc xin ngừa Covid-19, chưa qua sử dụng bị vứt bỏ dọc theo một kênh nước.
Trong hơn một tuần qua, do tác động của cơn bão nhiệt đới Dianmu, mưa lớn trong nhiều ngày đã ra gây lũ lớn, làm ảnh hưởng tới cuộc sống của hơn 200.000 hộ dân ở 31 tỉnh phía bắc, đông bắc và miền trung Thái Lan.
Hôm nay (17/9), Thống đốc Bangkok Aswin Kwanmuang tuyên bố, thủ đô của Thái Lan chưa mở cửa trở lại với khách du lịch từ ngày 15/10 theo như ý kiến của Bộ Du lịch và Thể thao.
Bằng việc tận dụng nguồn vắc-xin dồi dào từ Trung Quốc, Campuchia đã biến Phnom Penh thành thủ đô có tỉ lệ tiêm chủng cao nhất thế giới, với khoảng 99% người trưởng thành được tiêm đủ hai mũi.
TTXVN dẫn báo cáo của Cơ quan Y tế Công cộng England (PHE) cho thấy, chương trình tiêm vaccine ngừa Covid-19 đã ngăn ngừa hơn 100.000 ca tử vong tại nước này, cao hơn mức từ 91.700 đến 98.700 ca ước tính trước đó. Bộ trưởng Y tế Anh nêu rõ, dữ liệu mới công bố là minh chứng cho hiệu quả cao của chương trình tiêm chủng mở rộng.
Chợ đêm Ratchada từng là biểu tượng du lịch tại Bangkok nay chỉ còn bãi đất trống. Những gian hàng cuối cùng đang được dọn dẹp để rời đi trong vài ngày tới.
Thái Lan có ngày thứ 3 liên tiếp ghi nhận trên 20.000 ca nhiễm trong khi Campuchia đang đạt thành tích ấn tượng về tiêm chủng.
Ngày 5/8, Trung tâm Xử lý tình hình dịch Covid-19 Thái Lan (CCSA) cho biết, trong bối cảnh số ca mắc Covid-19 tiếp tục tăng mạnh trên khắp Thái Lan, nhiều bệnh nhân thể nhẹ đã được áp dụng biện pháp cách ly tại nhà. Chỉ tính riêng tại thủ đô Bangkok, hiện đang có gần 100.000 bệnh nhân Covid-19 được cách ly và điều trị tại nhà.
Nhà sản xuất vaccine AstraZeneca tại Đông Nam Á không thể cung cấp đủ hàng cho Thái Lan trong tháng 6 như đã hứa. Malaysia và Philipines cũng bị ảnh hưởng.
Thủ tướng Thái Lan ông Prayuth Chan-Ocha mới đây đã cam kết nước này sẽ mở cửa trở lại hoàn toàn sau 120 ngày nữa nhằm cứu nền kinh tế và thực hiện tiêm chủng ít nhất một liều vắc-xin cho phần lớn người dân cả nước trước tháng 10 tới đây.
Báo cáo vừa được công ty Novavax của Mỹ công bố cho biết, vắc xin Covid-19 của họ có hiệu quả đề kháng trên 90% đối với một số biến thể của virus corona.
Ngày 14-6, Trung tâm Xử lý tình hình dịch Covid-19 Thái Lan (CCSA) thừa nhận đã xuất hiện tình trạng thiếu hụt vaccine để phục vụ cho chương trình tiêm chủng ngừa Covid-19 trên toàn quốc. CCSA cũng cho biết, đợt vaccine mà Thái Lan dự kiến nhận được trong tuần này có thể cũng sẽ bị trì hoãn.
Ngày 9-6, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Y tế Thái Lan Anutin Charnvirakul cho biết, Chính phủ nước này sẽ tìm cách bổ sung thêm nguồn cung vaccine phòng Covid-19 cho thủ đô Bangkok để đáp ứng nhu cầu đang gia tăng trong bối cảnh tình hình dịch ở thành phố này vẫn đang rất nghiêm trọng.
Đảo Pattaya (Thái Lan) mở chiến dịch tiêm chủng toàn dân và tìm cách bứt khỏi những dịch vụ nhạy cảm như quán bar thoát y và hoạt động mại dâm.
Sáng 7-6, Thái Lan chính thức khởi động chiến dịch tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 trên toàn quốc với hai hai nhóm đối tượng được ưu tiên tiêm trong giai đoạn đầu, bao gồm những người cao tuổi và người có bệnh nền.
Tình hình dịch Covid-19 ở Thái Lan hiện đang vẫn đang trong tình trạng hết sức phức tạp khi nhà chức trách vừa phát hiện và tiến hành phong tỏa hai ổ dịch lớn tại thủ đô Bangkok và tỉnh Phetchaburi với số lượng lên tới hơn 1.000 ca tại mỗi ổ dịch.
Ngày 17/5, Thái Lan ghi nhận số ca mắc mới COVID-19 cao kỷ lục với 9.635 ca, trong đó hơn 6.800 ca ghi nhận trong các nhà tù.
Hong Kong, thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc), Singapore và Việt Nam yêu cầu người nhập cảnh phải cách ly 21 ngày, trong khi nhiều nước hoàn toàn bỏ quy định cách ly y tế.
Hàng loạt doanh nhân lớn tại Thái Lan đồng ý hỗ trợ chính phủ đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng vaccine chống Covid-19 để sớm mở cửa trở lại nền kinh tế.
Tại Thái Lan, thủ đô Bangkok đang là tâm điểm của làn sóng dịch COVID-19 thứ ba ở nước này với 9.076 ca mắc mới từ đầu tháng.
Tâm điểm dịch vẫn là Ấn Độ, với số ca mắc Covid-19 mới trong 24 giờ qua ghi nhận ở mức hơn 323.000 ca. Đây là ngày thứ 6 quốc gia này liên tiếp có số ca nhiễm mới trên mức 300.000 ca/ngày.
Tình hình dịch Covid-19 tại nhiều nước trên thế giới, nhất là những nước trong khu vực châu Á như: Ấn Độ, Thái Lan, Lào, Campuchia... đang có diễn biến rất đáng lo ngại. Số ca mắc mới cũng như số người tử vong do dịch Covid-19 đang ngày một gia tăng. Thực tế này là lời cảnh báo nếu lơ là, chủ quan có thể dẫn đến nguy cơ tái bùng phát dịch ở bất cứ quốc gia nào.
Ngày 27-4, trước tình hình dịch Covid-19 ở Thái Lan đang có diễn biến hết sức phức tạp, Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan đã ra khuyến cáo tới các công dân Việt Nam tại Thái Lan, tuân thủ đầy đủ những biện pháp phòng dịch, bảo vệ sức khỏe của bản thân và cộng đồng.
Ngay cả Pakistan cũng đề nghị viện trợ thiết bị và vật tư y tế để giúp Ấn Độ phục hồi nhanh chóng dù quan hệ hai nước láng giềng này đang căng thẳng
Chính quyền Bangkok đã ra quy định bắt buộc đeo khẩu trang nhằm giảm dần số ca mắc mới COVID-19 ở thành phố này, đồng thời yêu cầu đóng cửa 31 loại hình kinh doanh trong hai tuần kể từ ngày 26/4.
Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha ngày 26/4 đã bị phạt 6.000 bath (4,3 triệu đồng) vì vi phạm quy định phòng ngừa dịch bệnh COVID-19.
Bộ Y tế Thái Lan đã đề xuất thực hiện các biện pháp phong tỏa trọng điểm và một hệ thống mã màu mới để phân biệt các tỉnh có nguy cơ nhất trong đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ ba.
Ngày 24-4, chính quyền một số địa phương tại Thái Lan đã ra lệnh siết chặt các biện pháp phòng dịch trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tiếp tục lan rộng với số ca nhiễm mới tăng kỷ lục, hơn 2.800 ca và tám ca tử vong.
Ngày 11-4, Chính phủ Thái Lan cho biết trong vòng 24 giờ qua, nhà chức trách nước này đã ghi nhận thêm 967 ca nhiễm Covid-19 mới, con số cao kỷ lục kể từ khi đại dịch bùng phát ở quốc gia này.
Sau khi đã phải hứng chịu những thiệt hại nặng nề do đại dịch Covid-19 gây ra trong năm 2021, ngành công nghiệp du lịch Thái Lan đang trông ngóng vào cơ hội khởi sắc trong kỳ nghỉ tết Songkran kéo dài sắp tới. Nhưng hy vọng này đang có nguy cơ vụt tắt khi đợt bùng phát dịch mới có liên quan tới các cơ sở giải trí ở thủ đô Bangkok trong những ngày vừa qua.
Ngày 5-4, Thị trưởng thủ đô Bangkok của Thái Lan Aswin Kwanmuang ra thông báo đóng cửa nhiều cơ sở giải trí ở ba quận để kiềm chế sự lan rộng của các ổ dịch Covid-19 có nguồn gốc phát sinh từ các địa điểm này.
Khủng hoảng Myanmar tiếp tục diễn biến xấu về mọi mặt khi mỗi ngày vẫn có người biểu tình thiệt mạng, dân bỏ chạy sang nước láng giềng tị nạn, quốc tế siết trừng phạt.
Thái Lan được cho là đã không chấp nhận hơn 2.000 người từ biên giới Myanmar chạy vào nước này.
Trung tâm Quản lý tình hình COVID-19 (CCSA) của chính phủ Thái Lan ghi nhận 170 trường hợp mắc COVID-19 mới, hơn một nửa trong số này có liên quan đến khu chợ Bang Khae ở thủ đô Bangkok.
Chính quyền Thái Lan và Indonesia ủng hộ việc các công ty tư nhân tự nhập khẩu vaccine chống Covid-19 để đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng toàn quốc.
Ngày 17-2, tờ Bưu điện Bangkok dẫn lời Tiến sĩ Taweesilp Visanuyothin, người phát ngôn Trung tâm Xử lý tình hình dịch Covid-19 Thái Lan (CCSA), cho biết nhà chức trách đã phát hiện dấu vết virus Sars-CoV-19 tại các máy quét vân tay trong trường Đại học Chulalongkorn ở thủ đô Bangkok.