Nga Sơn là huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Thanh Hóa, gồm 23 xã, thị trấn, trong đó có 8 xã nằm dọc theo chiều dài 20 km ven biển, tạo phù sa màu mỡ với tiềm năng phát triển nông nghiệp và kinh tế biển. Đây là vùng đất cổ, nhưng lại đang có thế mạnh của sự trẻ trung, năng động…
Những ngày tháng 4, chúng tôi có dịp về thăm di tích đền thờ Mai An Tiêm nằm trên địa bàn xã Nga Phú (Nga Sơn). Ngôi đền thiêng tựa lưng vào núi Mai An Tiêm, phía trước đền thờ là cánh đồng lúa trải dài, hai bên là dãy núi cao mang dáng hình con rồng uốn lượn. Ngôi đền với không gian thoáng đãng, bình yên là chốn dừng chân của du khách đến dâng hương, vãn cảnh.
Thanh Hóa là một trong các địa phương có số lượng di sản vật thể (di tích) nhiều bậc nhất cả nước. Cùng với niềm tự hào về những giá trị trăm năm, ngàn năm được lưu giữ, câu chuyện bảo quản, tu bổ, phục hồi... di tích là trách nhiệm lớn được đặt ra với các cấp chính quyền, ngành chuyên môn và mỗi người dân.
Thanh Hóa liên tục có văn bản tăng cường quản lý hoạt động bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử khi tình trạng xâm hại vẫn liên tiếp diễn ra trên địa bàn.
Di tích lịch sử, văn hóa được ví như một 'bảo tàng sống' gắn với lịch sử hình thành và phát triển của các địa phương; đồng thời, cũng là sợi dây cố kết cộng đồng, giáo dục truyền thống lịch sử. Do đó, việc bảo tồn và phát huy giá trị các di tích không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước mà còn là sự nghiệp chung của cộng đồng. Nhận thức rõ điều đó, thời gian qua bên cạnh nguồn lực đầu tư từ ngân sách Nhà nước, nhiều địa phương trong tỉnh đã tích cực thực hiện xã hội hóa, huy động sự tham gia của cả cộng đồng trong việc bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích.
Vừa qua, chỉ trong vòng 15 ngày (cuối tháng 10 và đầu tháng 11/2021), UBND tỉnh Thanh Hóa đã phải ra hai quyết định hủy bỏ quyết định xếp hạng đối với hai di tích lịch sử và lịch sử-văn hóa cấp tỉnh, do các di tích này đã xây dựng mới, bị hủy hoại không thể phục hồi về giá trị ban đầu.
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành quyết định về việc hủy bỏ xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh đối với chùa Bạch Tượng, xã Nga Giáp, huyện Nga Sơn.
Hàng loạt sai phạm nghiêm trọng xảy ra với cách thức, mức độ khác nhau tại nhiều di tích, danh thắng trên địa bàn Thanh Hóa đã khiến dư luận không khỏi bức xúc. Chỉ thị 19/CT-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh về về việc tăng cường công tác quản lý, bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh vừa được ban hành vì thế đã mang theo kỳ vọng rất lớn.
Đình làng Thành thuộc xã Nga Thành được UBND tỉnh Thanh Hóa xếp hạng di tích lịch sử văn hóa và cách mạng tại Quyết định số 3250/QĐ-UBND ngày 31-10-2005. Theo bản đồ khoanh vùng bảo vệ di tích, đình làng Thành có diện tích là 3.507m2, thuộc thửa đất số 366. Theo hồ sơ Di tích lịch sử văn hóa và cách mạng đình làng Thành, mục V - khảo tả di tích có ghi: '... Đình chỉ còn dấu vết móng dài 144m, rộng 7,2m và hậu cung... Khu vực nội tự đình làng Thành là 3.500m2, gồm: đình, hậu cung, sân đình và các công trình nội tự. Khu vực nội tự và vườn, ao, ruộng có diện tích là 8.486m2'.
Chùa Bạch Tượng ở xã Nga Giáp, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa có niên đại khoảng 500 năm tuổi. Chùa Bạch Tượng cũng là nơi lưu giữ báu vật quý giá là 2 cây đại đăng.