Dấu ấn Hàng Đào xưa và nay mới đây đã được tái hiện tại không gian trưng bày ảnh cùng tên do Đảng Ủy - UBND - Ủy ban MTTQ phường Hàng Đào tổ chức, nhằm hướng đến lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ Đô.
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), chiều 27/9, UBND phường Hàng Đào (quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội) phối hợp với Phòng Văn hóa thông tin quận, Ban quản lý Phố cổ và Hồ Hoàn Kiếm, cùng sự hỗ trợ của nhà sử học Dương Trung Quốc, nhiếp ảnh gia Nguyễn Hữu Bảo khai mạc trưng bày ảnh với chủ đề 'Dấu ấn Hàng Đào xưa và nay' tại số 38 Hàng Đường.
Không còn ai biết về nguồn gốc của hai pho tượng này, kể cả sư trụ trì. Chùa cũng không còn lưu giữ bất kỳ thư tịch cổ nào nói về xuất xứ của hai tác phẩm điêu khắc cổ.
Nhắc đến Hà Nội, người ta thường nhớ về phố cổ với những mái ngói xô nghiêng, mang đậm dấu tích thời gian. Phố cổ được xem là cái nôi lưu giữ những gì cổ kính, hoài niệm một thời vẫn còn vẹn nguyên những nét trầm mặc theo dòng xoáy thời gian và chính điều này đã trở thành lý do thôi thúc nhiều lữ khách đến thăm nơi đây.
Đặc trưng nổi tiếng nhất của khu phố cổ Hà Nội là các phố nghề. Chính sản phẩm được buôn bán trên mỗi con phố đã trở thành tên phố đi với chữ 'Hàng' đằng trước. Hà Nội có một con phố vô cùng 'ngọt ngào' có nguồn gốc từ các mặt hàng kẹo bánh cùng các sản phẩm làm từ đường, mật chính là phố Hàng Đường.
Tôi nhớ phố Hàng Đường đầu tiên trong ba con phố liền kề nhau. Tuyến đường này đều thuộc phường Hàng Đào, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Người ta thường đi từ phố Hàng Đào tới Hàng Ngang rồi mới đến Hàng Đường. Nhưng tôi dạo chơi ngược lại vì theo la bàn chỉ từ Bắc về Nam (theo số nhà từ thấp lên cao). Hay có thể là từ cái món ô mai thơm lừng trên phố chăng? Ký ức tôi sống dậy với tuổi học trò khi hay lang thang tới nhà bạn ở ngay ngã tư Ngõ Gạch - Hàng Đường.
20 năm là khoảng thời gian tương ứng với sự đổi thay của cả một thế hệ. Loạt ảnh Hà Nội năm 2002 hẳn sẽ đem lại nhiều cảm xúc cho cư dân Hà Nội.
Người Hà Nội ngày nay vẫn có thói quen Tết đến nhiều gia đình kéo nhau tới chợ hoa Hàng Lược để chọn cành hoa, cây cảnh… về trang hoàng nhà cửa đón Tết. Nhưng nhiều người không biết trong lịch sử chợ hoa xuân Hà Nội đã dăm lần 'chuyển hộ khẩu'.
Có một cách nghĩ, cách nói quen thuộc về mối quan hệ gắn bó giữa Hà Nội và huyện Lâm Hà của tỉnh Lâm Đồng mà tiền thân là Vùng Kinh tế mới Hà Nội. Chúng ta hay nói, có một Hà Nội trên đất Tây Nguyên, Lâm Hà là huyện thứ 31 của Thủ đô.
Nếu có dịp ghé thăm phố cổ Hà Nội vào dịp Tết Canh Tý 2020, du khách không nên bỏ qua những ngôi chùa mang nét kiến trúc và văn hóa tâm linh đặc sắc sau đây.
Phố Đồng Xuân dài 170m, rộng 8m, kéo dài từ ngã tư Hàng Giấy - Hàng Khoai nối với phố Hàng Đường ở ngã tư với phố Hàng Mã - Hàng Chiếu, đi qua trước cửa chợ Đồng Xuân. Loại mặt hàng chính được bán trên phố Đồng Xuân là quần áo, chăn màn đủ loại, đủ kiểu thu hút nhiều khách du lịch.
Nét đặc biệt nhất của chùa Cầu Đông là bên cánh phải của chính có kệ thờ Thái sư Trần Thủ Độ và vợ là bà Trần Thị Dung. Đây là chùa duy nhất ở Hà Nội thờ Trần Thủ Độ - vị khai quốc công thần số một của nhà Trần.
Sau thất bại trên chiến trường Điện Biên Phủ, quân Pháp buộc phải chấp nhận kí hiệp định Genevè, chấp nhận rút khỏi Hà Nội. Đúng 8g sáng ngày 10-10-1954, các đơn vị QĐND Việt Nam tiến về từ năm cửa ô, tiếp quản Thủ đô. Hình ảnh hào hùng ấy vẫn còn nguyên trong kí ức bao người.
Không chỉ là khu chợ đầu mối lớn nhất Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, chợ Đồng Xuân còn là một chứng tích lịch sử quan trọng của thủ đô.