Bí ẩn truyền đời của ngôi chùa đắc địa nhất phố cổ Hà Nội

Không còn ai biết về nguồn gốc của hai pho tượng này, kể cả sư trụ trì. Chùa cũng không còn lưu giữ bất kỳ thư tịch cổ nào nói về xuất xứ của hai tác phẩm điêu khắc cổ.

Tọa lạc ở số 38 Hàng Đường, trung tâm khu phố cổ Hà Nội, chùa Cầu Đông có lịch sử hình thành từ thời nhà Lý, là ngôi chùa có vị trí đắc địa bậc nhất khu phố cổ Hà Nội.

Tọa lạc ở số 38 Hàng Đường, trung tâm khu phố cổ Hà Nội, chùa Cầu Đông có lịch sử hình thành từ thời nhà Lý, là ngôi chùa có vị trí đắc địa bậc nhất khu phố cổ Hà Nội.

Nét đặc biệt nhất của ngôi chùa này là ở chính điện có kệ thờ Thái sư Trần Thủ Độ - vị khai quốc công thần hàng đầu của nhà Trần, và phu nhân là Linh từ Mẫu quốc Trần Thị Dung.

Nét đặc biệt nhất của ngôi chùa này là ở chính điện có kệ thờ Thái sư Trần Thủ Độ - vị khai quốc công thần hàng đầu của nhà Trần, và phu nhân là Linh từ Mẫu quốc Trần Thị Dung.

Hai pho tượng được tạo hình với tư thế tọa thiền trong trang phục giản dị. Nét mặt tượng Trần Thủ Độ trầm tư, đôi mắt khép hờ, như đang đắm mình trong cõi an định. Tượng Trần Thị Dung toát lên vẻ hiền từ, phúc hậu.

Hai pho tượng được tạo hình với tư thế tọa thiền trong trang phục giản dị. Nét mặt tượng Trần Thủ Độ trầm tư, đôi mắt khép hờ, như đang đắm mình trong cõi an định. Tượng Trần Thị Dung toát lên vẻ hiền từ, phúc hậu.

Hiện tại, không còn ai biết về nguồn gốc của hai pho tượng này, kể cả sư trụ trì. Chùa cũng không còn lưu giữ bất kỳ thư tịch cổ nào nói về xuất xứ của hai tác phẩm điêu khắc cổ.

Hiện tại, không còn ai biết về nguồn gốc của hai pho tượng này, kể cả sư trụ trì. Chùa cũng không còn lưu giữ bất kỳ thư tịch cổ nào nói về xuất xứ của hai tác phẩm điêu khắc cổ.

Ngoài tượng Thái sư Trần Thủ Độ và phu nhân, trong chùa Cầu Đông còn có gần 60 pho tượng khác, trong đó nhiều tượng có giá trị lớn về lịch sử và mỹ thuật. Cách bài trí tượng ở chùa giống như nhiều chùa cổ khác ở miền Bắc.

Ngoài tượng Thái sư Trần Thủ Độ và phu nhân, trong chùa Cầu Đông còn có gần 60 pho tượng khác, trong đó nhiều tượng có giá trị lớn về lịch sử và mỹ thuật. Cách bài trí tượng ở chùa giống như nhiều chùa cổ khác ở miền Bắc.

Vào thuở sơ khai, chùa Cầu Đông có tên là Đông Môn Tự. Do chùa nằm gần cầu Đông – một cây cầu đá cổ bắc qua đoạn sông Tô Lịch chảy qua phố Hàng Đường xưa – nên người dân quen gọi là chùa Cầu Đông, theo thời gian trở thành tên chính thức.

Vào thuở sơ khai, chùa Cầu Đông có tên là Đông Môn Tự. Do chùa nằm gần cầu Đông – một cây cầu đá cổ bắc qua đoạn sông Tô Lịch chảy qua phố Hàng Đường xưa – nên người dân quen gọi là chùa Cầu Đông, theo thời gian trở thành tên chính thức.

Chùa đã được trùng tu nhiều lần từ thời nhà Lê đến nhà Nguyễn, các lần trùng tu này đều được ghi lại cụ thể, rõ ràng qua văn bia. Ở nửa sau thế kỷ 20, chùa từng có một giai đoạn bị xuống cấp nặng nề, nhưng những năm gần đây đã được tu sửa để trả lại vẻ khang trang.

Chùa đã được trùng tu nhiều lần từ thời nhà Lê đến nhà Nguyễn, các lần trùng tu này đều được ghi lại cụ thể, rõ ràng qua văn bia. Ở nửa sau thế kỷ 20, chùa từng có một giai đoạn bị xuống cấp nặng nề, nhưng những năm gần đây đã được tu sửa để trả lại vẻ khang trang.

Tượng Thái sư Trần Thủ Độ và phu nhân có thể đã được các con cháu họ Trần ở khu phố cổ Hà Nội cung tiến trong một đợt trùng tu nào đó, hoặc được đưa vào thờ ở chùa sau chiến thắng lẫy lừng của nhà Trần trước quân xâm lược Nguyên Mông.

Tượng Thái sư Trần Thủ Độ và phu nhân có thể đã được các con cháu họ Trần ở khu phố cổ Hà Nội cung tiến trong một đợt trùng tu nào đó, hoặc được đưa vào thờ ở chùa sau chiến thắng lẫy lừng của nhà Trần trước quân xâm lược Nguyên Mông.

Trong dòng chảy lịch sử Việt Nam, Thái sư Trần Thủ Độ (1225-1400) được biết đến như một nhà chính trị xuất sắc, có công sáng lập và củng cố vương triều Trần. Vốn có võ nghệ xuất chúng, ông tham gia đánh dẹp các thế lực cát cứ, được nhà Lý phong giữ chức Điện tiền chỉ huy sứ.

Trong dòng chảy lịch sử Việt Nam, Thái sư Trần Thủ Độ (1225-1400) được biết đến như một nhà chính trị xuất sắc, có công sáng lập và củng cố vương triều Trần. Vốn có võ nghệ xuất chúng, ông tham gia đánh dẹp các thế lực cát cứ, được nhà Lý phong giữ chức Điện tiền chỉ huy sứ.

Nhân cơ hội nhà Lý suy yếu, ông đã sắp đặt cho Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho cháu họ của ông là Trần Cảnh (tức Trần Thái Tông), lập nên vương triều Trần. Ông làm Thái sư giúp vua còn nhỏ tuổi, nắm mọi quyền lực ở triều đình kiêm coi trấn phủ Thanh Hóa.

Nhân cơ hội nhà Lý suy yếu, ông đã sắp đặt cho Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho cháu họ của ông là Trần Cảnh (tức Trần Thái Tông), lập nên vương triều Trần. Ông làm Thái sư giúp vua còn nhỏ tuổi, nắm mọi quyền lực ở triều đình kiêm coi trấn phủ Thanh Hóa.

Năm 1258, khi quân Nguyên Mông xâm lược Đại Việt lần thứ nhất, Trần Thủ Độ đã 64 tuổi nhưng vẫn cầm quân đánh giặc cùng lời nói lưu danh thiên cổ “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo!”. Sau đó, chỉ trong 10 ngày quân dân nhà Trần phản công đánh tan giặc Mông Cổ.

Năm 1258, khi quân Nguyên Mông xâm lược Đại Việt lần thứ nhất, Trần Thủ Độ đã 64 tuổi nhưng vẫn cầm quân đánh giặc cùng lời nói lưu danh thiên cổ “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo!”. Sau đó, chỉ trong 10 ngày quân dân nhà Trần phản công đánh tan giặc Mông Cổ.

Sau khi qua đời, Thái sư Trần Thủ Độ được thờ ở nhiều địa địa phương vùng đồng bằng Sông Hồng, đặc biệt là ở Nam Định và Thái Bình. Tại Hà Nội, nơi duy nhất thờ ông chính là chùa Cầu Đông ở khu phố cổ Hà Nội.

Sau khi qua đời, Thái sư Trần Thủ Độ được thờ ở nhiều địa địa phương vùng đồng bằng Sông Hồng, đặc biệt là ở Nam Định và Thái Bình. Tại Hà Nội, nơi duy nhất thờ ông chính là chùa Cầu Đông ở khu phố cổ Hà Nội.

Mời quý độc giả xem video: Non nước hữu tình Chùa Tam Chúc | VTV24.

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/bi-an-truyen-doi-cua-ngoi-chua-dac-dia-nhat-pho-co-ha-noi-2024125.html