Chùa Thành là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng được rất nhiều du khách lựa chọn khi đến với xứ Lạng. Sự cổ kính và những câu chuyện về lịch sử ngôi chùa được gìn giữ qua hàng trăm năm, tạo thành sức hút đặc biệt cho điểm đến này.
Tại chùa Thành - trụ sở Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Lạng Sơn, chiều 13-5, đã diễn ra Đại lễ Phật đản Phật lịch 2566 - Dương lịch 2022.
Chiều 13/5 tại Chùa Thành (thành phố Lạng Sơn), Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lạng Sơn tổ chức Đại lễ Phật đản 2022 và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì.
Đoàn công tác của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị – xã hội chúc mừng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh
Chiều 23-4, tại chùa Thành (TP.Lạng Sơn), chư tôn đức GHPGVN tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức lễ động thổ xây dựng trụ sở Ban Trị sự GHPGVN tỉnh.
Chiều 8-4, tại chùa Thành đã diễn ra hội nghị triển khai công tác tổ chức Đại hội Phật giáo tỉnh Lạng Sơn lần thứ III, nhiệm kỳ 2022-2027.
Chùa Linh Quang tọa lạc tại thôn Nà Chùa, xã Hùng Sơn là một trong những di tích tiêu biểu của huyện Tràng Định được ghi chép trong sử liệu. Trải qua thăng trầm lịch sử, hiện nay, ngôi chùa chỉ còn lại một am thờ nhỏ do người dân dựng lên trên nền cũ. Trước thực tế này, chính quyền huyện Tràng Định cần có giải pháp cụ thể khôi phục chùa, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị di tích.
Tháng Giêng là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện, lễ hội lớn tại các điểm du lịch tâm linh trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, thu hút đông người đến từ nhiều địa phương trong và ngoài tỉnh du Xuân trảy hội.
Những ngày đầu xuân Nhâm Dần 2022, các điểm di tích, danh thắng trên địa bàn tỉnh thu hút đông du khách thập phương về du xuân, hành lễ. Để đảm bảo an toàn, ngành văn hóa, thể thao và du lịch (VHTT&DL) cùng các đơn vị liên quan đã tăng cường các biện pháp phòng chống dịch COVID-19.
Xin chữ, cho chữ là một phong tục truyền thống đã có từ lâu đời, xuất hiện nhiều vào mỗi dịp tết đến, xuân về của người Việt Nam. Tại tỉnh Lạng Sơn, trong những năm gần đây, cùng với việc phát triển của nghệ thuật thư pháp, tục xin và cho chữ đã quay trở lại, trở nên quen thuộc với mỗi người dân Xứ Lạng.'Thư pháp có nguồn gốc từ Ả Rập và Trung Quốc, sau đó ảnh hưởng đến các nước khác, trong đó có Việt Nam. Không dừng ở việc viết thư pháp bằng tiếng Hán, các học giả Việt Nam còn sử dụng chữ Nôm để thể hiện ý tưởng. Ngoài chữ Nôm, ngày nay rất nhiều người sử dụng cả chữ quốc ngữ. Thư pháp chữ Việt tuy ra đời sau nhưng lại có sức sáng tạo lớn và được đưa vào rất nhiều chất liệu như: lụa, gỗ, trên đá, trên mành tre…'.
Không khí đón giao thừa tại thành phố Lạng Sơn năm nay trầm lắng hơn so với mọi năm. Để đảm bảo công tác phòng dịch, trên địa bàn toàn tỉnh năm nay không tổ chức đốt pháo hoa và dừng tổ chức các chương trình văn nghệ mừng đảng, mừng xuân, bởi vậy lượng người dân ra đường đón giao thừa cũng hạn chế hơn. Những người dân ra đường đón giao thừa và đi lễ đầu năm đều mong dịch bệnh qua đi, hy vọng năm mới sẽ mang bình an đến với mọi người, mọi nhà.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phối hợp với Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Lễ tưởng niệm đồng bào tử vong và cán bộ, chiến sỹ hy sinh trong đại dịch COVID-19. Lễ tưởng niệm được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam từ 20 giờ đến 21 giờ ngày 19/11. Chương trình được tiếp sóng trên Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh và các kênh, đài truyền hình khác của trung ương và địa phương.
Theo truyền thống, ngày hội Háng Pỉnh hay còn gọi là ngày hội Bánh Nướng thường diễn ra vào ngày 12 tháng Tám âm lịch hằng năm. Năm nay, để phòng chống dịch COVID – 19, UBND thành phố Lạng Sơn đã có thông báo ngừng tổ chức các hoạt động diễn ra trong ngày hội.
Vu Lan báo hiếu là một trong những dịp lễ quan trọng của Phật giáo được tổ chức vào Rằm tháng 7 âm lịch hằng năm nhằm đề cao chữ hiếu của con người. Tuy nhiên, mùa 'hiếu hạnh' năm nay diễn ra trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, các cơ sở thờ tự và phật tử trên địa bàn tỉnh đã có những hình thức tổ chức ngày lễ ý nghĩa này một cách phù hợp, song vẫn đảm bảo thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch.
Theo báo cáo nhanh của UBND tỉnh Bắc Giang, 2 ổ dịch Covid-19 mới của tỉnh này được phát hiện tại Công ty TNHH Baian Vina, thôn Đông Lý, xã Tân Mỹ, TP Bắc Giang và Công ty CP May GWT, trụ sở tại thôn Phúc Thượng, xã Song Mai, TP Bắc Giang
Mùa lễ hội xuân Xứ Lạng mới bắt đầu, để đảm bảo an toàn cho nhân dân và du khách thập phương, ngành Văn hóa Thể thao và Du lịch tiếp tục tăng cường tuyên truyền, nâng cao trách nhiệm của chính quyền địa phương, ban quản lý, ban khánh tiết các đền, chùa. Với nỗ lực của lực lượng chức năng, tin tưởng rằng, hoạt động du xuân các điểm du lịch tâm linh sẽ diễn ra an toàn đối với mỗi người dân và du khách gần xa.
Rằm tháng Giêng hằng năm, ngoài cúng gia tiên, đây cũng là dịp người dân đi lễ chùa, đền cầu may. Tuy nhiên, năm nay trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, người đi lễ thưa vắng hẳn.
Công an phường Xương Giang đã bắt giữ nữ đối tượng thực hiện hành vi trộm cắp tiền đặt lễ tại chùa Thành và đền Xương Giang – Bắc Giang.
Ngày 12-11, tại chùa Thành, trụ sở Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Lạng Sơn, phái đoàn Ban Tôn giáo - Sở Nội vụ và BTS GHPGVN tỉnh Quảng Ngãi đã đến thăm, trao đổi kinh nghiệm về công tác tôn giáo với BTS GHPGVN tỉnh Lạng Sơn.
Chiều 4-10, TT.Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Phật giáo Quốc tế T.Ư đã đến làm việc với Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Lạng Sơn tại chùa Thành - trụ sở Ban Trị sự.
Chùa Thành là một ngôi chùa cổ, tọa lạc tại đường Hùng Vương, phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn. Chùa Thành trước kia nằm ở cạnh Đoàn thành Lạng Sơn thuộc xã Mai Pha – Châu Ôn, do nhân dân trong vùng lập nên vào khoảng thế kỷ XV (thời Lê), lúc đó chùa có tên gọi là chùa Hương Lâm nhưng vì ở cạnh Đoàn Thành nên người dân quen gọi là Chùa Thành. Vào năm 1796, dưới triều vua Cảnh Thịnh, Chùa được chuyển về địa điểm hiện nay cách vị trí cũ khoảng 200m) và lấy tên là Diên Khánh Tự.
Kể từ khi dịch corona tại Việt Nam được công bố, nhiều đền chùa nổi tiếng linh thiêng rơi vào cảnh đìu hiu vắng lặng. Đền Kỳ Cùng, Chùa Thành và Chùa Tiên của TP. Lạng Sơn nhưng những ngày gần đây, cũng rơi vào cảnh vắng vẻ đến lạ thường.
Một trong những điểm hấp dẫn du khách đến với Lạng Sơn mỗi dịp Tết đến, Xuân về là các lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.