So với tuần trước, tuần này số phường, xã cấp độ 3 (vùng cam) giảm từ 13 xuống còn 4 địa phương.
Theo Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch và phục hồi kinh tế TP.HCM, vụ việc bác sĩ 'dỏm' Nguyễn Quốc Khiêm sẽ được các cơ quan chức năng căn cứ vào động cơ, mục đích và tính chất tác hại để xử lý đúng quy định.
Làn sóng dịch COVID-19 thứ 4 tại TP.HCM là đợt dịch khốc liệt, gây nhiều tổn thương, mất mát nhất cho thành phố kể từ khi virus SARS-CoV-2 xâm nhập Việt Nam.
Tại buổi họp báo chiều nay của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch TP.HCM, đại diện Sở GD-ĐT cho biết dù TP đã là vùng xanh nhưng không phải tất cả học sinh đều đi học trực tiếp.
Trước câu hỏi nếu xuất hiện Omicron thì sẽ xử lý ra sao, ông Lê Duy Tân, Trưởng phòng Giáo dục Trung học, Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết chưa thể trả lời vì quá chuyên môn mà sẽ phối hợp với Sở Y tế để ứng phó phù hợp.
Chương trình sẽ được phát trực tiếp trên Đài Truyền hình và phát thanh trên Đài Tiếng nói nhân dân thành phố và các mạng xã hội.
Sau 1 tuần học sinh khối 9 và 12 TP.HCM trở lại trường học trực tiếp đã phát hiện 34 F0.
Đại diện Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho biết, Công ty Việt Á từng chào giá kit test, nhưng giá quá cao nên bị loại ngay từ đầu theo quy định đấu thầu.
Sở LĐ-TB&XH TP.HCM thông tin, dự kiến trước Tết các doanh nghiệp trên địa bàn cần tuyển 30.000 lao động, sau Tết khoảng 70.000-75.000 lao động.
TP.HCM đang triển khai tiêm chủng liều vaccine tăng cường, mũi 3 cho người dân thuộc nhóm nguy cơ cao.
Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên cho biết, lãnh đạo TP sáng nay có hội ý và xem xét trì hoãn học sinh lớp 1 đến trường khi có nhiều gia đình lo lắng, không đồng ý con em đi học trực tiếp theo kế hoạch.
Ông Dương Trí Dũng, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, cho hay số liệu 70% phụ huynh không đồng ý cho lớp 1 đi học trực tiếp cho thấy phụ huynh lo lắng và chưa yên tâm.
Số ca tử vong trong ngày 5/12 là 94 người, tăng hơn so với hai ngày trước đó là 69 ca (ngày 4/12) và 75 ca (ngày 3/12).
Sở Y tế TP.HCM cho biết, thành phố bắt đầu triển khai chiến dịch tăng cường bảo vệ và chăm sóc sức khỏe người thuộc nhóm nguy cơ nhằm hướng đến mục tiêu giảm mắc, giảm tử vong do COVID-19.
Thói quen tụ tập, la cà, ngồi với khoảng cách gần sẽ dẫn đến nguy cơ ca mắc mới tăng cao. Khi số ca mắc mới càng cao thì kéo theo nguy cơ tử vong sẽ cao.
Hiện số lượng các ca F0 có tăng nhưng vẫn trong tầm kiểm soát nên TP.HCM chưa có chủ trương tái lập lại các chốt kiểm soát như trước.
Ba ngày vừa qua, số F0 ở TP.HCM có hiện tượng gia tăng, phổ biến ở ngưỡng trên 1.500 ca.
Hủ tiếu, trà sữa, cơm tấm, ốc, cá viên chiên,... đủ các món ăn vỉa hè đang được bán ở phố Tây - Bùi Viện (TP.HCM). Các quán bar đình đám tại đây buộc phải bán đủ mặt hàng xa lạ để duy trì cuộc sống.
Phó Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM Phạm Đức Hải cho biết, tình hình dịch còn diễn biến phức tạp, chưa đủ cơ sở và điều kiện cho karaoke, quán bar… hoạt động trở lại.
Theo Thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó trưởng phòng Tham mưu Công an TP, khi giảm các biện pháp giãn cách xã hội, tình hình tội phạm gia tăng so với những tháng liền kề.
Sở Y tế TP.HCM sẽ triển khai tiêm vaccine phòng Covid-19 mũi thứ 3 cho tuyến đầu chống dịch và người có nguy cơ cao.
Sở GD&ĐT TP.HCM sẽ đề xuất với UBND TP.HCM cho học sinh lớp 9 và 12, đã tiêm đủ hai mũi vaccine, được đi học trực tiếp vào đầu tháng 12.
Theo thống kê của Sở Y tế TP.HCM, trong hai ngày qua, khoảng 167 trẻ em phải hoãn tiêm vaccine Covid-19.
Sáng 28/10, bên lề Kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa XV, tại điểm cầu trực tuyến ở TP.HCM, Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi đã chia sẻ với báo chí về việc mở lại dịch vụ ăn uống phục vụ khách tại chỗ trên địa bàn thành phố.
Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi vừa có những lý giải xung quanh quy định chỉ cho quận 7 và TP Thủ Đức bán rượu, bia tại chỗ cho khách.
Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi khẳng định việc mở dần các dịch vụ phải đảm bảo trật tự đô thị, không lấy vỉa hè làm quán nhậu, lấy lòng đường làm chỗ để xe...
UBND TP.HCM giao Sở Y tế tham mưu xây dựng kế hoạch của thành phố về triển khai, thực hiện Nghị quyết 128 để trình UBND TP thông qua trong ngày 22/10.
Ca tử vong tại TP.HCM liên tục giảm sâu và giữ vững hai con số, đến nay chỉ còn 51 ca, giảm 289 ca so với ngày đỉnh điểm khi bước vào đợt giãn cách tăng cường (22/8).
Kết quả đánh giá cấp độ dịch của từng quận, huyện và TP Thủ Đức sẽ được công bố tại Cổng thông tin Covid-19 TP.HCM và Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế.
Sau khi trường học được bàn giao, ngành GD&ĐT sẽ có khoảng 1 tháng để sửa chữa, đảm bảo cho việc dạy học. Dự kiến đầu tháng 1-2022 TP.HCM sẽ tổ chức dạy học trực tiếp.
Học kỳ II năm học 2021-2022, học sinh ở TP.HCM có thể đến lớp nếu được UBND TP.HCM cho phép và các trường đảm bảo bộ tiêu chí an toàn trường học.
Sở GTVT TP.HCM cho biết đã gửi văn bản đến Bình Dương, Đồng Nai, Long An và Tây Ninh để thống nhất phương án đi lại của người dân.
Hiện TP đang điều trị cho 27.060 bệnh nhân Covid-19, trong đó có 724 bệnh nhân phải thở máy và không có người phải can thiệp ECMO.
Hàng ngàn người dân TP.HCM làm thủ tục tại Sở GTVT để xin cấp giấy về các tỉnh đón người thân.
Đồ thị số lượng ca mắc mới và tử vong tại TP.HCM có chiều hướng giảm rõ rệt so với giai đoạn đỉnh điểm của đợt bùng phát dịch.
Còn 5 quận, huyện ở TP.HCM chưa đề nghị hoặc chưa có báo cáo thẩm định về kết quả kiểm soát dịch bệnh gồm: quận 4, Bình Thạnh, Bình Tân, huyện Hóc Môn và Bình Chánh.
Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch TP.HCM đã giải thích nhiều lý do khiến người dân tự phát về quê, gây ùn ứ tại cửa ngõ miền Tây từ chiều ngày 30/9.
Chiều 30/9, hơn 300 chốt kiểm soát nội đô ở TP.HCM đã được gỡ bỏ, chuẩn bị cho cuộc sống bình thường mới.
Nhiều công nhân, lao động tại TP.HCM đến nay vẫn chưa nhận được 3.710.000 theo chính sách hỗ trợ cho người nghỉ việc do dịch.
Qua thời gian, tượng đài Đức thánh Trần Hưng Đạo và các tượng đài khác đã xuống cấp, TP.HCM đã lên kế hoạch trùng tu khi trở lại nhịp sống bình thường mới.
Hiện TP.HCM còn 35.342 trường hợp F0 cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, chiếm khoảng 40% tổng số bệnh nhân Covid-19 đang được quản lý trên địa bàn.